Chỉ riêng 3 công ty con của VICEM đã ‘ôm’ khoản lỗ hơn 5.100 tỉ đồng

Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) có 3 công ty con ôm nợ hàng nghìn tỉ đồng và bị liệt vào diện giám sát tài chính đặc biệt. Tuy nhiên, VICEM đề nghị không đưa vào diện quản lí này, vì đang thực tái cơ cấu toàn diện.

Công ty con do VICEM nắm 100% vốn thua lỗ nghìn tỉ

Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018.

Kết quả kinh doanh năm 2018 của VICEM cho thấy, doanh nghiệp đạt tổng doanh thu 1.691 tỉ đồng, vượt 2,73% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch, đạt 1.051 tỉ đồng. VICEM đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn 700 triệu đồng.

 Chỉ riêng 3 công ty con của VICEM đã ‘ôm’ khoản lỗ hơn 5.100 tỉ đồng - Ảnh 1.

Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) có 3 công ty con ôm nợ hàng nghìn tỉ đồng. (Ảnh: Tiền Phong).

Tuy nhiên, trái với kết quả kinh doanh đều vượt kế hoạch, nhiều công ty con của VICEM đang ôm khoản nợ lên đến hơn nghìn tỉ đồng.

Cụ thể, Công ty TNHH MTV xi măng VICEM Tam Điệp do VICEM sở hữu 100% vốn điều lệ, đang lỗ luỹ kế 1.103 tỉ đồng đến cuối năm 2018. Số tiền lỗ này lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu.

"Dù đã có nhiều cố gắng, những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi song tài chính còn rất khó khăn, vẫn thuộc diện mất an toàn tài chính", đại diện VICEM nhận xét về công ty con này.

Theo qui định, công ty con này sẽ bị liệt vào diện giám sát tài chính đặc biệt. Tuy nhiên, VICEM giải thích rằng VICEM Tam Điệp đang thực hiện cổ phần hóa cùng công ty mẹ và dự kiến hoàn thành năm 2019 nên sẽ tái cơ cấu toàn diện, trong đó, trọng tâm tái cơ cấu về tài chính. Vì vậy, VICEM đề nghị không đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt.

Nhiều công ty con khác lỗ hàng nghìn tỉ

Trong khi đó, tại 2 công ty con khác mà VICEM sở hữu hơn 50% vốn điều lệ, là Xi măng Hạ Long và Xi măng Sông Thao cũng đang thuộc diện mất an toàn về tài chính, số lỗ luỹ kế lớn hơn 50% vốn đầu tư của chủ sở hữu. 

Kết thúc năm 2018, tổng nợ luỹ kế của 2 doanh nghiệp này lên đến gần 4.000 tỉ đồng.

Cụ thể, VICEM tiếp nhận quiền đại diện sở hữu vốn Công ty CP Xi măng VICEM Hạ Long của Tổng công ty Sông Đà năm 2016, sau đó thực hiện tái cơ cấu. Năm 2016, công ty con này lãi 148 tỉ nhưng năm 2017 lại lỗ gần 200 tỉ, năm 2018 lãi hơn 110 tỉ đồng.

 Chỉ riêng 3 công ty con của VICEM đã ‘ôm’ khoản lỗ hơn 5.100 tỉ đồng - Ảnh 2.

Nhiều công ty con của VICEM đang kinh doanh thua lỗ và ôm nợ hàng nghìn tỉ đồng. (Ảnh: Vietnamnet).

Tuy nhiên, lỗ luỹ kế đến ngày 31/12/2018 là 3.580 tỉ đồng.

 VICEM cũng mới tiếp nhận quyền đại diện sở hữu vốn của Công ty CP Xi măng VICEM Sông Thao từ tháng 6/2017. Năm 2018, công ty con này lãi 19 tỉ đồng, nhưng vẫn lỗ luỹ kế 410 tỉ. Vì vậy, Xi măng Sông Thao cũng được liệt vào diện phải giám sát tài chính đặc biệt.

Tuy nhiên, đại diện VICEM cho biết cả 2 công ty con này cũng đã và đang từng bước triển khai phương án tái cơ cấu theo phê duyệt và chỉ đạo của Bộ Xây dựng, Thủ tướng chính phủ, nên đề nghị không đưa vào diện giám sát tài chính đặc biệt.

Ngoài ra, một số công ty khác do VICEM nắm hơn 50% vốn chủ sở hữu cũng có hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức thấp như Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, VICEM Bút Sơn. 

VICEM giải thích nguyên nhân do cơ cấu vốn đầu tư phát triển tăng năng lực sản xuất trước đây bố trí chủ yếu bằng vốn vay, lợi nhuận đạt được không như kì vọng, áp lực trả nợ vay lớn nên đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để bổ sung, tài trợ trả nợ dài hạn.

Đang chờ thoái vốn tại nhiều công ty con mất an toàn về tài chính

Trong khi đó, nhiều công ty cổ phần mà VICEM nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ như Xi măng Chinfon, Xi măng Nghi Sơn, Xi măng Siam City, Bao bì Hoàng Thạch, Bao bì Hải Phòng, Bao bì Bỉm Sơn, Bao bì Bút Sơn, Bao bì Hà Tiên đều có lợi nhuận giảm so với năm 2017.

 Chỉ riêng 3 công ty con của VICEM đã ‘ôm’ khoản lỗ hơn 5.100 tỉ đồng - Ảnh 3.

Dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM suốt 8 năm qua vẫn chưa xong. (Ảnh tư liệu: Mạnh Cường).

Riêng một số công ty như Công ty CP sông Đà 12, Tấm lợp VLXD Đồng Nai hoạt động lại không hiệu quả. Kết quả sản xuất năm 2018 vẫn bị lổ, mất an toàn về tài chính.

Đại diện VICEM cho biết đang xem xét thực hiện thoái vốn ở các công ty này khi được Bộ Xây dựng phê duyệt.

VICEM cũng cho biết thêm đang phối hợp với Công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để triển khai phương án chuyển giao phần vốn nhà nước của VICEM tại Công ty Cao su Đồng Phú và Công ty Cao su Đồng Nai về SCIC, khi được thẩm quiền phê duyệt.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.