PGS Bùi Hiền giải thích sao về bộ chuyển đổi tiếng Việt Nguyễn Thu Hảo thành Quyễn Wu Hảo?

"Bộ chuyển đổi Tiếng Việt" đang là từ khóa được nhiều người dùng mạng chia sẻ một cách chóng mặt. Vậy đây có đúng là theo quy tắc chuyển đổi của PGS.TS Bùi Hiền đề xuất hay không?
pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao Đề xuất cải tiến tiếng Việt ‘Giáo dục’ thành ‘Záo Zụk’: ‘Tinh thần vì cái chung của PGS.TS Bùi Hiền là rất đáng hoan nghênh’
pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao Đề xuất cải tiến chữ 'Giáo dục' thành 'Záo Zụk': 'Ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của chính tả tiếng Việt'
pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao Toàn văn đề xuất phương án cải tiến 'Giáo dục' thành 'Záo zụk' của PGS.TS Bùi Hiền
pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: 'Phản ứng của nhiều người nói tôi bị điên cũng là đúng thôi'

"Bộ chuyển đổi Tiếng Việt" đang là tên của một ứng dụng trên mạng xã hội thu hút hàng trăm nghìn lượt tìm kiếm, chia sẻ của cộng đồng mạng trong những ngày qua. Ứng dụng này được ra đời ngay sau khi xuất hiện đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền nhằm giảm số lượng chữ cái Tiếng Việt từ 38 xuống còn 31 kí tự. Kèm theo đó là quy tắc chuyển đổi một số âm tiết được quy về biểu hiện bằng duy nhất một kí tự.

pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao
PGS.TS Bùi Hiền cho rằng, cách viết của ứng dụng chuyển đổi tiếng Việt này là đúng theo quy tắc mà ông đã đề xuất trước đó. Ảnh: Nhật Cường.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hiền (Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) để tìm hiểu thêm thông tin.

Vừa xem qua các hình ảnh về ứng dụng tên là 'Bộ chuyển đổi tiếng Việt' đang được chia sẻ trên mạng xã hội những ngày qua, PGS.TS Bùi Hiền cho biết: "Về cảm quan tôi thấy, họ tên theo chữ viết mới của nhiều người sử dụng ứng dụng này là đúng so với quy tắc cải tiến một số chữ cái mà tôi đã đề xuất trước đó".

Giả sử, khi chúng ta gõ họ tên của một người bất kỳ nào đó là "Nguyễn Thu Hảo" trên ứng dụng của bộ chuyển đổi này, nó sẽ tự động chuyển sang chữ viết mới ghi là "Quyễn Wu Hảo". Hoặc "Hoàng Ngọc Mai" sẽ thành "Hòaq Qọk Mai"...

Điều này là phù hợp so với nguyên tắc của bảng chuyển đổi chữ cái tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền đưa ra như dưới đây:

pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao
Bảng chuyển đổi chữ cái tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền đề xuất.

Theo bảng này, ông Bùi Hiền đưa ra đề xuất thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Do âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Bên cạnh đó, PGS Bùi Hiền cũng cho rằng, việc ứng dụng của "Bộ chuyển đổi tiếng Việt" có cách chuyển đổi chữ viết ngay sau khi đề xuất về cải tiến chữ quốc ngữ của ông xuất hiện trên báo chí truyền thông những ngày qua là rất nhanh. Ứng dụng này đã chuyển đổi đúng chữ viết một cách tự động chứ không phải mất quá nhiều thời gian.

Về lo lắng cho rằng nếu theo cách viết mới này, chữ khi viết có phần giống với phiên âm của chữ nước ngoài (chữ Trung Quốc), vị PGS giải thích: "Chữ viết mới này phản ánh đúng hệ ngữ âm tiếng Hà Nội. Còn chữ Trung Quốc và chữ Latinh hóa của họ thì lại Latinh theo một kiểu khác. Nó chỉ giống nhau ở một chỗ là họ bỏ chữ tượng ý và chuyển sang chữ tượng thanh (chữ Latinh) để biểu đạt nội dung thông điệp. Trong bảng quy đổi của tôi, tất cả các hợp âm (tức 2 - 3 phụ âm hợp lại để chỉ một âm) thì được lược hết và quy tụ lại. Mỗi âm là một từ, mỗi kí tự là một âm. Tôi tin nếu bạn có trong tay bảng quy đổi chữ cái của tôi thì chỉ cần vài tiếng đồng hồ cũng có khả năng nhớ được hết và viết được ngay sau đó. Nếu muốn thành thạo thì đòi hỏi phải thêm thời gian nữa".

Trước nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống chữ viết mới đề xuất là thiếu tính thẩm mỹ, PGS Bùi Hiền chia sẻ: "Khi viết chữ mới thì có thể là mới, lạ với mắt của mình thôi. Ví dụ, chữ Phan Đình Tuệ thì chữ 'Phan - Fan', chữ 'Đình Tuệ - Din` Tuệ'. Âm 'Nh' chưa có kí tự mới nên tạm dùng là 'n`'. Việc làm cái mới không phải tôi làm ngẫu hứng hay tùy tiện như 'người điên' như một số người nói. Tôi làm có cơ sở thực tiễn, chữ Việt có một số bất cập và chúng ta vẫn bị phạm lỗi. Cùng một âm lại có nhiều kí tự quy ước đến thế? Tôi muốn quy về một mối để không bị mắc lỗi chính tả.

Quy chuẩn của bộ chữ cái tiếng Việt hiện nay không có chữ Z, J, F. Tuy nhiên, ở trong từ điển thì đã đưa các chữ cái này vào rồi để cho tiện sử dụng. Việc làm của tôi có thể hiểu như một bước chính thức hóa các kí tự này chứ không phải là làm điều gì ngược đời cả. Hơn nữa, công trình nghiên cứu của tôi còn chưa hoàn thành, đây chỉ là một nửa ở phần phụ âm (phần nguyên âm vẫn đang nghiên cứu tiếp). Việc mới chỉ một nửa công trình nghiên cứu của tôi xuất hiện trên báo chí đã gây ra hiểu lầm cho nhiều người".

Ngoài ra, một số người dùng mạng khi sử dụng ứng dụng Google Translate bằng giọng nói để dịch đoạn văn bản được viết theo kiểu chữ mới đề xuất của PGS Bùi Hiền thì thấy rất khó hiểu. Ông Hiền cho rằng, đây là do cách "đọc chữ mới theo kiểu chữ cũ" một cách tự động của ứng dụng trên nên đương nhiên không ai có thể hiểu được. Khi nào chúng ta nhớ được hết các kí tự thì cách đọc cũng sẽ trôi chảy hơn.

pgs bui hien giai thich sao ve bo chuyen doi tieng viet nguyen thu hao thanh quyen wu hao Đề xuất cải tiến tiếng Việt ‘Giáo dục’ thành ‘Záo Zụk’: ‘Tinh thần vì cái chung của PGS.TS Bùi Hiền là rất đáng hoan nghênh’

Đó là ý kiến chia sẻ của PGS.TS Lưu Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền trước đề xuất ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.