Học sinh phổ thông phải mất bao lâu để đọc được chữ tiếng Việt cải tiến của PGS Bùi Hiền?

Nhiều em học sinh tâm sự, nếu có bảng chuyển đổi chữ cái tiếng Việt mới của PGS Bùi Hiền để cạnh một đoạn văn ngắn, sau khoảng 30 phút mới đọc được hết nghĩa.
hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien Đề xuất của PGS Bùi Hiền: Không nên thoá mạ và tạo diễn đàn công khai cho giới khoa học
hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien Bài thơ 'Thương ông' trong 'Tiếw Việt' mới sẽ được viết như thế nào?
hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK lên tiếng về 'Tiếq Việt' của PGS Bùi Hiền
hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien PGS Bùi Hiền 'bất ngờ' công bố phần hai đề xuất cải tiến 'Tiếng Việt thành Tiếq Việt'

Những ngày qua, ngay sau khi xuất hiện toàn văn đầy đủ bản đề xuất một phương án cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền - Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đã tiếp tục có những tranh luận mới xung quanh vấn đề này.

hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien
Đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền đã hoàn thiện toàn bộ cả phần phụ âm và nguyên âm. Ảnh: Đình Tuệ.

Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng bày tỏ sự trân trọng đối với một công trình khoa học đầy tâm huyết của cá nhân PGS Bùi Hiền. Tuy nhiên, về tính khả thi và tính phổ rộng của công trình thì còn cần phải xem xét thêm để có thể cân nhắc áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Liên quan đến câu chuyện này, chúng tôi đã làm một cuộc phỏng vấn nhanh với một số em học sinh phổ thông xem các em phản ứng như thế nào và mất bao lâu mới đọc được một đoạn văn bản bất kì bằng chữ viết mới.

hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien
Nhiều em học sinh cho biết phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đọc được chữ tiếng Việt mới của PGS Bùi Hiền. Ảnh: Đình Tuệ.

Em Đỗ Tuệ Khanh - Học sinh lớp 12D4 Trường THPT Việt Đức tâm sự: "Nếu có bảng chuyển đổi chữ cái tiếng Việt mới của PGS Bùi Hiền để cạnh một đoạn văn ngắn, chúng em mới có thể dịch được một đoạn văn ngắn hoặc bài thơ bất kỳ nhưng phải mất rất nhiều thời gian.

Trừ trường hợp, bài thơ đưa ra là một trong các tác phẩm văn học mà em đã được học rồi thì còn có thể nhớ mang máng và đọc được theo chữ viết mới. Còn nếu không, chúng em cảm thấy rất khó khăn để đánh vần chứ chưa nói đến hiểu ý nghĩa của đoạn văn bản đó".

Khi chúng tôi đưa cho nữ sinh này một bài ca dao "Con cò mày đi ăn đêm" được viết bằng tiếng Việt mới, em đã không quá khó khăn để có thể "đoán" ra được các từ ngữ trong đó viết gì. Tuy nhiên, với cách viết mới này đã làm các em học sinh này cảm thấy khá "ngợp" vì cách đọc bị lệch so với ý nghĩa của nó.

Các em học sinh phổ thông cho rằng rất khó để có thể đọc được tiếng Việt mới mà phải mất nhiều thời gian hơn. Video: Đình Tuệ.

Còn nữ sinh Nguyễn Phương An (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Em và rất nhiều người thực sự khâm phục và tôn trọng đề xuất này của thầy Bùi Hiền. Thầy cũng muốn tiết giảm số lượng âm tiết trong tiếng Việt để tránh tình trạng viết sai chính tả. Tuy nhiên, học sinh chúng em thì thấy việc này có vẻ như không được khả thi cho lắm vì lúc đó, cả nước có thể sẽ phải đi học lại cách đánh vần mới. Hơn nữa, nhiều người Việt sẽ không quen với tiếng Việt mới sẽ tạo cảm giác khó chịu ban đầu.

Ngoài ra, nếu thay đổi như vậy thì toàn bộ các tài liệu, sách vở đã sẵn có thì đều phải in lại hết, gây tốn kém tiền bạc và dư thừa các loại sách phải bỏ đi. Hơn nữa, thay vì phải học lại tiếng Việt mới thì chúng ta có thể làm nhiều việc khác có ích hơn. Vậy nên, em cho rằng việc thay đổi chữ tiếng Việt là không cần thiết".

Nữ sinh Nguyễn Phương An cho rằng, việc thay đổi cách viết tiếng Việt là không cần thiết. Video: Đình Tuệ.

Em Lê Hải Linh - Học sinh lớp 12 Trường THPT Quốc Oai (Hà Nội) thì cho rằng, không nên thay đổi cách viết tiếng Việt như đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền.

"Chúng em cảm thấy công việc thay đổi cách viết tiếng Việt mà thầy Bùi Hiền đưa ra là chưa cần thiết lắm. Dù rằng rất tôn trọng tâm huyết và đam mê của thầy khi đã cao tuổi mà vẫn nghiên cứu dày công hơn 20 năm qua cho công trình này, nhưng thực sự sẽ rất khó đọc nếu tất cả các giấy tờ, tài liệu bắt buộc phải chuyển sang hệ chữ viết mới. Riêng với bài thơ 'Từ ấy' của tác giả Tố Hữu mà viết theo cách viết mới, em mất ít nhất 30 phút và phải có bảng chuyển đổi ngay cạnh đó để so sánh thì mới đọc được hết bài thơ này", Linh tâm sự.

Trao đổi trước đó với chúng tôi, PGS.TS Bùi Hiền cho biết, ông đã quyết định công bố toàn bộ toàn văn đề xuất (Toàn văn đề xuất bấm vào Tại đây) cải tiến chữ quốc ngữ sớm hơn dự kiến (tháng 3/2018) vì để cho thống nhất với phần đầu mà ông đã đưa ra trước đó phần phụ âm.

Lần công bố đầy đủ này, ông khẳng định lại những gì mà ông nghiên cứu và đưa ra là công trình cá nhân chứ không phải của Nhà nước. Ai cảm thấy hợp lý thì dùng, không thì cũng không sao. Quyền quyết định áp dụng hay không vẫn là ở Chính phủ, mọi người không nên có thái độ "ném đá" mà hãy góp ý trên tinh thần xây dựng và cơ sở học thuật.

hoc sinh pho thong phai mat bao lau de doc duoc chu tieng viet cai tien cua pgs bui hien Đề xuất của PGS Bùi Hiền: Không nên thoá mạ và tạo diễn đàn công khai cho giới khoa học

Theo nhiều nhà nghiên cứu, công trình cải tiến chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền chỉ mang tính cá nhân chứ chưa mang tính ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.