Phạm nhân có quyền kết hôn, sinh con hay không?

Một số ý kiến cho rằng quyền kết hôn, quyền sinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng... đối với người chấp hành án phạt tù còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đáp ứng của Nhà nước. Do vậy, phải có bước đi phù hợp.

Chiều 7/11, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

pham nhan co quyen ket hon sinh con hay khong
Bộ trưởng Tô Lâm trình bày báo cáo dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho hay dự thảo Luật có 232 điều, được quy định thành 16 chương. So với Luật hiện hành, dự thảo Luật mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh về thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; về thi hành bản án, quyết định và các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội; về quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án hình sự, biện pháp tư pháp.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết cơ quan này đề nghị đề nghị Quốc hội cho phép xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp.

Theo bà Nga, về hình thức, hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội. Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp cho rằng để bảo đảm chất lượng của một dự án Luật thì nhiều vấn đề cần hoàn thiện thêm. Chẳng hạn, báo cáo đánh giá tác động nhìn chung vẫn sơ sài, chưa đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng tác động của nhiều chính sách, nội dung mới, quan trọng, cơ bản của dự án Luật.

Đáng chú ý, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về THAHS đối với pháp nhân thương mại. Đây là quy định mới, ở nước ta chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn nhưng Báo cáo đánh giá tác động chỉ đưa ra hai phương án để lựa chọn là có hay không quy định thành một chương trong Luật...

Cạnh đó, dự thảo Luật vẫn còn tới 13 điều giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Dù hồ sơ dự án Luật đã bổ sung một số dự thảo văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn nhưng về cơ bản, các dự thảo này còn hình thức, nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu...

Về nội dung cụ thể, đáng chú ý, dự án Luật quy định chín nhóm quyền của phạm nhân được bảo đảm và một nhóm quyền mang tính nguyên tắc: “Phạm nhân được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ”.

Bà Nga cho hay nhiều ý kiến Ủy ban Tư pháp tán thành với quy định của dự thảo Luật. Ý kiến này cho rằng, đối với người chấp hành án phạt tù, do họ bị cách ly khỏi xã hội, bị hạn chế quyền tự do đi lại nên có một số quyền công dân khác sẽ khó bảo đảm thực hiện được đầy đủ như đối với công dân bình thường đang ở ngoài xã hội.

Mặt khác, ngoài những quyền cơ bản, thiết yếu nhất (như quyền được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể; quyền bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, thăm gặp gia đình; quyền lao động, học tập, học nghề...) cần phải bảo đảm thực hiện tốt thì một số quyền khác (như quyền kết hôn, quyền sinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng... ) đối với người chấp hành án phạt tù còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đáp ứng của Nhà nước. Do vậy, việc cụ thể hóa quyền con người theo quy định của Hiến pháp đối với phạm nhân phải có bước đi phù hợp để bảo đảm tính khả thi, bảo đảm khả năng đáp ứng của Nhà nước, tránh hình thức.

Tuy nhiên, một số ý kiến của Ủy ban không tán thành với cách quy định chung chung, mang tính nguyên tắc như trên. Ý kiến này cho rằng việc quy định như dự thảo Luật chưa thể hiện rõ việc hạn chế quyền của phạm nhân, chưa khắc phục được những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác thi hành án phạt tù như Báo cáo tổng kết tám năm thi hành Luật THAHS đã nêu.

Liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án, dự thảo Luật quy định: "Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi, nhận thư; nhận đồ vật, tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế và các quyền, nghĩa vụ khác đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Ủy ban Tư pháp cho rằng Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, tạm giam có một số nội dung không phù hợp đối với người bị kết án tử hình trong thời gian chờ thi hành án. Thực tiễn quản lý người bị kết án tử hình cho thấy, một số người bị kết án tử hình đã yêu cầu thực hiện một số quyền khó bảo đảm tính khả thi trên thực tế, gây lúng túng cho cơ quan thực thi pháp luật. Ủy ban đề nghị Chính phủ cân nhắc, hoàn thiện quy định của dự thảo Luật để khắc phục những khó khăn, bất cập từ thực tiễn nêu trên.

pham nhan co quyen ket hon sinh con hay khong Bỏ nhiều thủ tục về cấp hộ chiếu, khai sinh và đăng ký kết hôn

Đây là nội dung đáng chú ý quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP Chính phủ vừa ban hành về phương án đơn giản hóa thủ ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.