Phát hiện 116 chiếc đinh trong dạ dày của người đàn ông Ấn Độ

Các bác sĩ tại bệnh viện thành phố Bundi Ấn Độ đã lấy ra 116 chiếc đinh sắt, một sợi dây kẽm dài và một vài viên bi sắt từ dạ dày của một người đàn ông 42 tuổi.

Bệnh nhân được xác định là Bhola Shankar, đã đến kiểm tra y tế vào hôm chủ nhật tuần trước sau khi bị đau dạ dày trong vài ngày trước đó.

Bác sĩ Anil Saini, một bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện cho biết hầu hết những chiếc đinh được lấy ra từ dạ dày của bệnh nhân này có chiều dài trung bình là 6,5 cm và phải mất một giờ rưỡi mới có thể lấy ra được hết 116 chiếc đinh ra khỏi cơ thể của người đàn ông 42 tuổi này.

Phát hiện 116 chiếc đinh trong dạ dày của người đàn ông Ấn Độ - Ảnh 1.

Các thành viên gia đình bệnh nhân không thể biết được ông ta đã nuốt những chiếc đinh này như thế nào. (Ảnh: New Delhi tivi Limited).

"Tôi đã cảm thấy vô cùng choáng váng sau khi nhận thấy các vật thể lạ trong dạ dày của anh ta sau khi chụp X-quang, nhưng vẫn không tin vào mắt mình, tôi đã đề nghị chụp CT. Và kết quả từ những vật thể lạ đó cũng tương tự như khi chụp X-quang, sau đó bệnh nhân được phẫu thuật vào hôm thứ hai nhày 13/5 vừa qua", bác sĩ Saini nói,

"Bệnh nhân là một người làm vườn và các thành viên gia đình của anh ta cũng không thể biết được anh ta đã nuốt những đồ vật như thế nào", một bác sĩ khác cho biết.

Theo trang thông tấn New Delhi tivi Limited của Ấn Độ, ông Bhola Shankar42 tuổi sống tại Rajathan, thành phố Bundi, Ấn Độ là một thợ làm vườn và hơi có vấn đề về thần kinh, số kim loại này đã được ông Shankar ăn khá lâu trước đây, và chỉ đến khi chúng đầy ứ trong bụng thì ông mới nhập viện.

Bác sĩ cho biết một trường hợp tương tự đã xảy ra ở Kolkata vào tháng 7/2017, các bác sĩ đã lấy được ít nhất 150 chiếc đinh ra khỏi dạ đày của một bệnh nhân 56 tuổi, nhưng những chiếc đinh chỉ dài 2,5 cm được lấy ra khỏi dạ dày của một bệnh nhân.

Cũng trong năm 2017, các bác sĩ tại bệnh viện Sanjay Gandhi ở Satna, Madhya Pradesh, Ấn Độ đã lấy ra 7kg dị vật từ dạ dày của một người đàn ông, gồm có 263 đồng xu và 1,5kg móng tay, hàng chục lưỡi dao cạo râu, mảnh thủy tinh, đá, một còng bằng sắt.

Một nghiên cứu dựa trên 305 ca nuốt những thứ không phải thực phẩm xảy ra trên 33 bệnh nhân tại Bệnh viện Rhode Island của Mỹ cho thấy chi phí điều trị lên đến 2 triệu USD. Nhiều người gặp những hậu quả nghiêm trọng hơn người đàn ông nhắc tới ở đầu bài viết.

Hội chứng ăn bậy Pica

Hội chứng ăn bậy (hội chứng Pica) là triệu chứng thèm ăn các vật thể ngoài thực phẩm và có thể độc hại cho cơ thể như đinh, đất, bột giặt…

Hội chứng ăn bậy được ghi nhận xảy ra ở 25 - 30% trẻ em và một số trường hợp hiếm gặp ở người trưởng thành và phụ nữ đang mang thai.

Hội chứng Pica có thể để lại những hậu quả cho sức khỏe của người bệnh do ăn uống những thứ độc hại và tác động không nhỏ đến tinh thần của người bệnh, thậm chí gây rối loạn trạng thái tâm lý, căng thẳng thần kinh do người bệnh phải tự đấu tranh để cưỡng lại sự thèm khát kỳ quặc của vị giác.

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố góp phần gây bao gồm yếu tố sinh học, sức khỏe tâm lý, kì vọng của xã hội và các vấn đề khác.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.