Rắn hổ mây hay còn gọi là rắn hổ mang chúa. Loại rắn này có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ). Rắn hổ mây phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều rắn hổ mây sinh sống.
Tại Việt Nam, rắn hổ mây sống ở các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kontum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đầu của một con rắn hổ mây. (Ảnh: Baomoi).
Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7m.
Rắn hổ mây có tốc độ di chuyển thuộc nhóm nhanh nhất trong họ nhà rắn. Khả năng săn mồi cũng cực nhanh và hầu như chúng thường xơi tái con mồi ngay tức khắc, khiến con mồi ít có cơ hội tẩu thoát.
Theo Wikipedia, rắn hổ mây là tên gọi khác của rắn hổ mang chúa hay nhãn kính vương xà (tên khoa học Naja hannah Bourret hay Ophiophagus hannah), thuộc họ rắn hổ Elapidae, bộ có vảy Squamata.
Tùy theo môi trường sinh sống mà da rắn hổ mây sẽ có màu sắc khác nhau. Nếu rắn sống nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ có da sáng màu; còn rắn sống nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động có da tối màu.
Chu kỳ lột da của rắn hổ mây (rắn hổ mang chúa) trưởng thành khoảng 4 - 6 lần trong năm, còn rắn hổ mây con lột da mỗi tháng. Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu rắn chuẩn bị bước vào thời kỳ lột da là đôi mắt. Đôi mắt không còn trong suốt mà biến thành màu sữa đục. Đến khi đôi mắt trong trở lại là rắn bắt đầu lột xác. Rắn chà xát cơ thể mình vào bề mặt, góc cạnh thô ráp; chúng cần khoảng 10 ngày để lột bỏ hết lớp da cũ.
Thông thường, khi sống gần khu dân cư, đến thời kì lột da, rắn hổ mang chúa sẽ tìm đến khu dân cư (nhất là nhà bếp), tìm nơi trú ẩn tốt, không chỉ vì thức ăn mà còn muốn được sưởi ấm. Do đó, người dân rất dễ gặp nguy hiểm nếu tiếp xúc với rắn và rắn cắn trả lại theo phản xạ tự vệ.
Theo các chuyên gia, rắn hổ mây có khả năng giết chết nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc.
Một số trường hợp, nó có thể phun ra tới 7 ml nọc độc. Đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Cặp rắn hổ mây 'khủng' bắt được ở núi Cấm đang gây xôn xao dư luận. (Ảnh: Dân trí).
Nọc độc của rắn hổ mây chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), như haditoxin và một vài hợp chất khác. Đó đều là là những chất có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào.
Nọc độc của rắn hổ mang chúa khi vào cơ thể, sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh.
Nghiêm trọng hơn, nọc độc của nó còn có thể gây hôn mê và thiệt mạng rất nhanh chóng.
Thông thường, vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể giết chết người chỉ sau 30 phút.
Bởi vậy, theo các chuyên gia, để tránh nguy cơ thiệt mạng do rắn hổ mang chúa cắn, người dân cần hiểu rõ về cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn.
Sẽ tịch thu cặp rắn hổ mây 'khủng' bắt được ở núi cấm. (Nguồn clip: Dân trí).
Xem thêm: Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào?