Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào

Rắn hổ mây có khả năng giết chết nạn nhân thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc. Đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.

Rắn hổ mây hay còn gọi là rắn hổ mang chúa. Loại rắn này có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ). Rắn hổ mây phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều rắn hổ mây sinh sống.

Nọc độc của rắn hổ mây giết người trong bao lâu?

Rắn hổ mây được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người. Nó còn là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7m.

Nọc độc của rắn hổ mây khi vào cơ thể, sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Theo các chuyên gia, rắn hổ mây có khả năng giết chết nạn nhân thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc.

Đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.

Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào - Ảnh 1.

Một số trường hợp, hổ mang chúa có thể phun ra tới 7 ml nọc độc, đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng. (Ảnh: Youtube).

VTC News đăng tải, rắn hổ mây có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Nó tiết ra chất độc được chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Nọc độc rắn hổ mây đặc biệt nguy hiểm. Người bị rắn hổ mây cắn có tỉ lệ thiệt mạng cao.

Nọc độc của rắn hổ mây chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), như haditoxin và một vài hợp chất khác. Đó đều là là những chất có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào.

Nọc độc này gây hại cho cơ thể người sau khi bị cắn theo cơ chế gây loạn thần kinh, đặc biệt là ảnh hưởng tới cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn, dẫn đến co rút cơ bắp, nôn ói, co giật và tê liệt. 

Nó có thể tác động lên máu hay mạch máu, phá hủy tế bào máu, gây xuất huyết hoặc làm đông máu khiến nạn nhân chết do tắc mạch. Ngoài ra, nọc rắn tấn công và hủy hoại mô cơ, gây hoại tử và bộ nhiễm.

Giải độc rắn hổ mây thế nào?

Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào - Ảnh 2.

Vết cắn của rắn hổ mây có chứa lượng chất kịch độc. (Ảnh: Thúy Anh/VTC News)

Sau khi xác định bị rắn độc cắn, người bị nạn cần nằm im, dùng cố định chân tay, vùng bị cắn... để hạn chế việc xâm nhập của nọc độc vào cơ thể, hoặc làm cho việc thâm nhập chậm đi và ít hơn.

Người bị rắn cắn cũng không nên tự tiện đi lại, trích, rạch, châm, chọc vùng rắn cắn nhằm loại bớt chất độc ra khỏi cơ thể. Hành động này sẽ vô tình làm chất độc di chuyển nhanh hơn trong cơ thể, giảm bớt thời gian cứu sống.

Ngoài ra, khi bị rắn cắn cần tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và không bôi các loại hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.

Nọc độc rắn hổ mây đặc biệt nguy hiểm, có tỉ lệ thiệt mạng cao. Bởi vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi bị rắn cắn, người dân phải nhanh chóng tới bệnh viện để được điều trị, cấp cứu kịp thời.

Công dụng của nọc rắn hổ mây

Nọc của rắn hổ mây tuy kịch độc những có thể dùng chữa bệnh. Theo Zing, nọc rắn còn được dùng chế các thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh... dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ.

Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào - Ảnh 3.

Nọc rắn hổ mây có thể được dùng làm thuốc chữa bệnh. (Ảnh: VTC News).

Nọc rắn hổ mấy Brazil có chất captopril có thể gây hạ huyết áp rất nhanh khiến con mồi bủn rủn, tê liệt. Các nhà khoa học đã mô phỏng và chế tạo được chất này để chữa trị bệnh tăng huyết áp.

Loại nọc độc này còn được dùng để chế tạo thuốc cầm máu, chống chảy máu nội tạng.

Từ nọc độc của rắn hổ mây, các nhà khoa học đã trích ra một chất có tên là contortrastin, có khả năng khống chế tế bào ung thư, làm chậm sự lan truyền của các khối u.

Loài rắn hổ mây hiện được xếp vào nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.