Rắn hổ mây đang là từ khóa hot được tìm kiếm nhiều trên Google trong ngày 15/5. Rắn hổ mây hay còn gọi là rắn hổ mang chúa. Loại rắn này có tên khoa học Ophiophagus Hannah, thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ).
Nọc độc của rắn hổ mây khi vào cơ thể, sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh. Theo các chuyên gia, rắn hổ mây có khả năng giết chết nạn nhân thông qua một vết cắn có chứa từ 200 - 500mg nọc độc.
Đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Báo VTC News đăng tải, rắn hổ mây có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. Nó tiết ra chất độc được chứa trong 1 túi cơ của tuyến nọc nằm ở vòm họng. Túi cơ này sẽ co bóp đưa nọc độc đến răng nanh khi chúng tấn công con mồi. Nọc độc rắn hổ mây đặc biệt nguy hiểm. Người bị rắn hổ mây cắn có tỉ lệ thiệt mạng cao.
Nọc độc của rắn hổ mây chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), như haditoxin và một vài hợp chất khác. Đó đều là là những chất có thể gây tổn hại mô thần kinh và làm vô hiệu các tế bào.
Xem thêm: Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào
Nọc độc này gây hại cho cơ thể người sau khi bị cắn theo cơ chế gây loạn thần kinh, đặc biệt là ảnh hưởng tới cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn, dẫn đến co rút cơ bắp, nôn ói, co giật và tê liệt.
Nó có thể tác động lên máu hay mạch máu, phá hủy tế bào máu, gây xuất huyết hoặc làm đông máu khiến nạn nhân chết do tắc mạch. Ngoài ra, nọc rắn tấn công và hủy hoại mô cơ, gây hoại tử và bộ nhiễm.
Trong tự nhiên, rắn hổ mây hay bất cứ loại rắn độc nào cắn đều có thể gây thiệt mạng nhanh chóng, nếu không được cấp cứu kịp thời. Với một số trường hợp tuy thoát chết, những vùng cơ thể bị cắn sẽ phải chịu những tổn thương nặng nề, tới thối da đen thịt mà bật cứ ai nhìn thấy cũng bị ám ảnh.
Đây là hình ảnh bàn tay của một nạn nhân chưa rõ danh tính, bị một con rắn lục mũi hếch (Sharp-nosed viper) cắn vào ngón cái. Ban đầu, vết cắn chỉ là dấu răng nhỏ xíu, tưởng chừng không đáng ngại, nhưng sau đó theo thời gian ngón tay dần sưng tấy, tím đen và bắt đầu hoại tử. (Nguồn ảnh: Herpetofauna)
Ảnh 4, ngón tay nạn nhân sau khi bị sưng tấy bắt đầu quắt lại, vết hoại tử lan rộng xuống mu bàn tay. Ảnh 5, phần ngón tay cái các mô thịt, cơ xương chết hoàn toàn. Ảnh 6, ngón tay hoại tử và sẽ phải cắt bỏ. (Nguồn ảnh: Herpetofauna)
Cuối cùng, ngón tay của người bị rắn cắn bị cắt cụt hoàn toàn phần bị hoại tử. Giadinhmoi dẫn lời Tiến sĩ Bryan Fry, một nhà độc học nổi tiếng cho biết, một vết cắn như vậy đủ để giết chết hệ thần kinh chỉ trong vòng vài giờ. (Nguồn ảnh: Herpetofauna)
Loại rắn lục mũi hếch cắn người đàn ông trong hình vô cùng nguy hiểm. Nọc độc của loại rắn lục mũi hếch có khả năng phá hủy mô cực kỳ cao. (Ảnh: Eskipaper.com).
Rắn lục mũi hếch dùng nọc độc của mình để giết chết con mồi, khiến chúng bị sốc xuất huyết, một phần trong nọc độc làm tổn thương thành mạch máu, trong khi đó, các các phần khác phá hủy khả năng đông máu, dẫn đến tình trạng xuất huyết trong trong cơ thể con mồi. (Ảnh: Frans Lanting/Corbis).
Ngón tay một nam sinh lớp 6 ở Đô Lương, Nghệ An hoại tử đen sì sau khi bị rắn hổ mang cắn trong lúc đi bắt cua cùng bố. (Ảnh: Netnews)
Bàn tay của cháu T.K.V. (10 tuổi, ở Bắc Cạn) bị rắn độc cắn trong tình trạng hoại tử rộng mu bàn tay trái (chỗ bị rắn cắn), hoại tử ngón tay 4 và 5. Cánh tay trái cũng có dấu hiệu hoại tử, thâm đen diện rộng, lan ra vùng cổ và hố thượng đòn, cơ ngực lớn trái. (Ảnh: TTXVN)
Hình ảnh vết cắn do rắn hổ mang trên chân bé N.H.H. ở huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai). Vết cắn có độc khiến chân sưng tụ máu bầm, cháu bé bị rối loạn đông máu nặng. (Ảnh: Baomoi).
Bàn tay anh Phạm Hồng Thái (34 tuổi, ngụ xã Phú Xuân, huyện Tân Phú, Đồng Nai) bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Tay anh Thái phù to, sưng tấy, tím tái, toàn thân đau nhức, các vết thương hở xuất huyến do tình trạng rối loạn đông máu. (Ảnh: Pháp luật TP HCM).
Bàn tay một người bạn của ngôi sao nhạc đồng quê Kevin Fowler sau khi bị rắn đuôi chuông cắn sưng phồng và bắt đầu hoại tử nghiêm trọng. Hình ảnh được Kevin Fowler chia sẻ sau đó Dailymail đã đăng tải lại. (Ảnh: Dailymail).
Xem thêm: Nọc độc rắn hổ mây - loại rắn độc dài nhất thế giới tàn phá cơ thể người nhanh tới mức nào