Phát hiện sớm dị tật thai nhi - nên hay không siêu âm trong khi mang bầu?

Dưới đây là chia sẻ của chuyên gia Y học bào thai Fetal Medicine về việc nên hay không siêu âm trong khi mang thai.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, BS. Nguyễn Anh Tú hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ: "Từ góc độ người mẹ, mang thai là một trải nghiệm đặc biệt. Mẹ bầu sẽ có vô vàn các câu hỏi: Bé lớn bao nhiêu; bao giờ bé đạp; đạp ít có sao không; có bị nhỏ không; bụng nhỏ thế này có ít ối không; sao lại bị nấc; mặt bé giống ai?

Nhiệm vụ của siêu âm thai ngoài các vấn đề chuyên môn ra còn giải đáp các thắc mắc, tư vấn cho mẹ bầu được an tâm có một thai kì khỏe mạnh."

Trên thực tế, có khá nhiều mẹ bầu không coi trọng việc siêu âm thai. Lí do dễ gặp có thể là vì điều kiện kinh tế eo hẹp, có người lại vì quá bận rộn, và cũng có người vì thực sự nghĩ rằng siêu âm thai là điều không cần thiết. Nhiều người bởi thế mà không biết rõ được mục đích của các lần siêu âm hình thái.

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau
Anh Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm về Y học bào thai Fetal Medicine chia sẻ những điều cần biết về siêu âm thai.

Dưới đây là toàn bộ chia sẻ về siêu âm thai và những điều cần biết của BS. Nguyễn Anh Tú:

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm thai sử dụng sóng siêu âm để dựng hình ảnh và quan sát cấu trúc cũng như hoạt động của thai nhi ở trong tử cung. Siêu âm không đau, không gây tác dụng phụ và có thể thực hiện ở bất kì thời điểm nào trong thai kì.

Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thời điểm và số lần siêu âm cho mỗi người khác nhau. Có ba thời điểm siêu âm trong thai kì mà các chuyên gia khuyến cáo thật sự cần thiết:

  • Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày.
  • Từ 18 tuần đến 22 tuần.
  • Từ 30 tuần đến 32 tuần.

Siêu âm thai có an toàn không?

Siêu âm đã được sử dụng trong sản khoa hàng thập kỉ nay và đã có bộ hướng dẫn qui trình, tiêu chuẩn đầy đủ. Cho đến hiện tại, chưa có nhà khoa học nào khẳng định được siêu âm gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé. (theo công trình nghiên cứu British Medical Ultrasound Society - Guidelines For The Safe Use of Diagnostic Ultrasound Equipment 2009).

Tuy nhiên, cũng không ai dám khẳng định chắc chắn rằng siêu âm hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Vì vậy, lạm dụng việc siêu âm lại là một điều không nên.

Siêu âm thai kéo dài bao lâu?

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi thường dài khoảng 15-30 phút. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ: Thai khó đánh giá do có tư thế khó; cử động quá nhiều, hoặc mẹ hơi thừa cân; lớp mô thành bụng dày cản trở, làm sóng siêu âm đi qua khó hơn, thì bác sĩ siêu âm sẽ khó lấy được góc nhìn tốt để đánh giá thai. Vì vậy, thỉnh thoảng thời gian siêu âm có thể phải kéo dài hơn hoặc hẹn sang lần tiếp theo.

Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi

Thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày:

Siêu âm sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể: Đánh giá tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất)

1. Sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể:

• Đo khoảng mờ sau gáy (NT): Khoảng mờ sau gáy là lớp dịch dưới da ở vùng sau gáy của thai. Tất cả thai đều có lớp dịch này, nhưng nhiều thai bị bất thường NST có dấu hiệu tăng độ dày lớp dịch này.

• Đo NT kết hợp với làm xét nghiệm máu Double test có thể sàng lọc được khoảng 90% các trường hợp thai nhi bị hội chứng Down.

• Khảo sát các soft-markers: Xương mũi, ống tĩnh mạch, hở van ba lá theo tiêu chuẩn FMF để tăng chất lượng sàng lọc bất thường NST (Soft-makers là các dấu hiệu chỉ điểm trên siêu âm, bản thân soft markers không phải là bất thường, nhưng nếu xuất hiện các soft markers thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Down).

Ví dụ, nếu thai nhi không có xương mũi và các dấu hiệu, cơ quan khác bình thường thì nguy cơ bị Down của thai sẽ tăng lên 6.58 lần. (Theo Meta Analysis of 2nd trimester markers for Trisomy 21 - Harris Birthright Research Centre for Fetal Medicine, King's College Hospital, London, UK 2013).

2. Chẩn đoán số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.

3. Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai.

4. Đánh giá khoảng mở trong não (IT) để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.

5. Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau
Siêu âm thai là phương pháp tiên tiến giúp mẹ theo dõi tình trạng thai nhi. (Ảnh: Babaucanbiet)

Thời điểm 18 tuần đến 22 tuần:

Siêu âm hình thái thai: Khoảng thời gian tốt nhất trong thai kì để đánh giá các bất thường về cấu trúc của thai. 18 tuần là thời điểm có thể bắt đầu đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm tốt nhất để đánh giá:

1. Quan sát hình thái và cấu trúc của hộp sọ và não bộ. Tại thời điểm này, các bất thường nghiêm trọng về não bộ có thể quan sát được.

2. Quan sát gương mặt bé để xác định có bị sứt môi, hở hàm không. Trường hợp hiếm gặp, hở hàm đơn thuần mà không sứt môi thì khó đánh giá.

3. Quan sát cột sống của bé, cả theo chiều dọc và chiều ngang, đảm bảo các xương đều đầy đủ, thẳng hàng và không có khe hở cột sống.

4. Quan sát thành bụng, đảm bảo thành bụng liên tục, che phủ tất cả các cơ quan bên trong.

5. Quan sát tim thai: Hai buồng nhĩ phía trên và hai buồng thất phía dưới phải cân đối, các van tim phải đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim. Bác sĩ siêu âm cũng sẽ đánh giá các động mạch và tĩnh mạch lớn đưa máu đến và đi của tim.

6. Quan sát dạ dày của bé. Thai nhi nằm trong buồng ối sẽ nuốt nước ối vào dạ dày và hiển thị trên màn hình siêu âm như một túi màu đen.

7. Quan sát hai thận và bàng quang của bé. Đảm bảo có đủ hai thận, cấu trúc bình thường, hoạt động của hệ tiết niệu bình thường.

10. Quan sát cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân của bé. Là thời điểm tốt nhất để đánh giá, đảm bảo bàn tay, bàn chân đủ ngón, chân tay hoạt động bình thường không bị hạn chế, trục cẳng chân – bàn chân, cẳng tay – bàn tay không bị cong vẹo.

11. Quan sát bánh rau, dây rốn và nước ối. Đánh giá vị trí bám của bánh rau, vị trí cắm của dây rốn, số lượng nước ối có đủ hay không.

12. Đo chiều dài cổ tử cung để đánh giá nguy cơ đẻ non.

13. Đánh giá tình trạng phát triển của bé. Bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của bé như Đường kính lưỡng đỉnh, Vòng đầu, Chiều dài xương đùi, Vòng bụng… và kết hợp với bảng tiêu chuẩn quốc tế về các chỉ số của thai (Intergrowth 21) theo khuyến cáo của WHO và tuổi thai, dự kiến sinh đã xác định từ quý 1 để đánh giá xem bé phát triển có tương ứng với tuổi thai hay không, có bị nhỏ không và nếu nhỏ thì có những nguy cơ gì hay không.

Trên siêu âm, tùy từng bệnh lý, có bệnh lý dễ phát hiện hơn, có bệnh lý tùy thuộc mức độ biểu hiện, tiến triển thay đổi, khó phát hiện thậm chí là không thể phát hiện trên siêu âm.

Thời điểm từ 30 tuần đến 32 tuần:

Siêu âm đánh giá tăng trưởng của thai: Thời điểm quan trọng để đánh giá tăng trưởng của thai:

• Giống như thời điểm 22 tuần, bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của thai về kích thước cân nặng, kết hợp các bảng tiêu chuẩn WHO, ngày dự sinh để đánh giá thai nhi có đang phát triển bình thường, hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường.

• Dùng siêu âm Doppler để đánh giá về tuần hoàn của thai thông qua các động mạch chính: Động mạch não giữa, Động mạch rốn, Động mạch tử cung… Từ đó đánh giá nguy cơ về thiếu hụt oxy, suy giảm chức năng bánh rau của thai.

• Với thai nhỏ sẽ có thể có tiên lượng không tốt cho thai. Để có thể có chẩn đoán chắc chắn cũng như đưa ra xử trí tốt nhất, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm thêm và theo dõi tốc độ tăng trưởng của thai qua các lần siêu âm.

• Với thai lớn, thường những thai lớn hơn tuổi thai sinh ra khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số ít những thai lớn có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa của mẹ như đái tháo đường thai kì, nếu không phát hiện có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Để an toàn cho thai kì, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm những xét nghiệm cần thiết.

- Đánh giá những cấu trúc các cơ quan của thai giống như tuần thứ 22 và lưu ý thêm một số khác biệt.

• Đánh giá bất thường ở những cấu trúc hoàn thiện ở giai đoạn muộn của thai kì ví dụ như nhẵn não…

• Đánh giá những bất thường trong quá trình phát triển cơ quan của thai, những bất thường này có thể hoàn toàn bình thường ở thời điểm 22 tuần ví dụ như tắc ruột, hẹp vùng nối bể thận – niệu quản

• Đánh giá những bất thường mắc phải do yếu tố bên ngoài tiêu biểu như nhiễm trùng Zika, CMV, Rubella…

XEM THÊM

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau Bức ảnh thai nhi 14 tuần đủ hình hài sẽ khiến bất cứ ai có ý định phá thai phải dừng lại

Nếu bạn đang muốn phá thai vì nhiều lí do hoặc bạn đang có mối quan hệ yêu đương nhưng chưa muốn có con thì ...

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau 12 năm mới có con, từng sảy thai nhiều lần, bà mẹ hai lần sinh non nói ‘khó khăn đó hoàn toàn xứng đáng’

12 năm lấy nhau mới có con, cả hai lần sinh nở đều sinh non, nhưng bà mẹ ở Sơn La vẫn hạnh phúc và ...

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau Vụ sản phụ và thai nhi 40 tuần tuổi tử vong sau gây tê mổ đẻ: Những biến chứng cần biết khi gây tê tủy sống

Vụ sản phụ 19 tuổi cùng thai nhi 40 tuần tuổi tử vong sau khi gây tê mổ đẻ ở Hà Nam gây xôn xao ...

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau Dị tật tim hiếm gặp khiến cơ thể bé gái tím tái

Trái tim bé gái 5 tuổi ở Quảng Bình bị dị tật nên đã trộn lẫn dòng máu O2 và CO2 khiến cơ thể tím ...

phat hien som di tat thai nhi nen hay khong sieu am trong khi mang bau Cuộc sống ‘bận rộn’ của em bé trong tử cung của mẹ

Nếu bạn đang thắc mắc em bé làm gì trong tử cung của mẹ, thì đây sẽ là câu trả lời.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.