Phê duyệt điều chỉnh dự án Đại học Đà Nẵng hơn 3.550 tỉ đồng

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã kí quyết định về phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng.

Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, theo Quyết định số 1060/QĐ-TTg ban hành ngày 21/7, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc, bao gồm hai tiểu dự án thành phần.

Tiểu dự án 1, xây dựng hạ tầng kĩ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc, vay vốn Ngân hàng Thế giới 119,76 triệu USD. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến 2025.

Tiểu dự án 2, bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng của Đại học Đà Nẵng (giai đoạn 2018-2020) với tổng vốn đầu tư 750 tỉ đồng từ ngân sách Trung ương. Thời gian thực hiện: 2020-2022.

Dự án làng Đại học Đà Nẵng ở phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) và phường Ðiện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) "treo" 20 năm qua. (Ảnh tư liệu: Văn Luận).

Dự án làng Đại học Đà Nẵng ở phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) và phường Ðiện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) "treo" 20 năm qua. (Ảnh tư liệu: Văn Luận).

Dự án Đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm qui hoạch xây dựng từ năm 1997 tại Hòa Quý - Điện Ngọc (thuộc TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam).

Hiện nay trên diện tích đã giải phóng mặt bằng (khoảng 13%), Đại học Đà Nẵng đã triển khai xây dựng một số hạng mục công trình nhà học và khu kí túc xá sinh viên.

Lần gần đây nhất, tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, cho biết điểm thuận lợi là Bộ GDĐT đã tách dự án Đại học Đà Nẵng thành hai dự án gồm dự án giải phóng mặt bằng và dự án xây dựng cơ bản. Khi đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án giải phóng mặt bằng thì chỉ cần phê duyệt dự án đầu tư nữa là sẽ có cơ sở để giải ngân nguồn vốn, đền bù giải tỏa rồi thu hồi đất.

TP Đà Nẵng đã chuẩn bị một khu tái định cư mới từ 10-12ha thuộc khu vực đất nông nghiệp, đảm bảo dễ giải tỏa, đồng thời tính phương án cho người dân chọn nơi khác.

Dự án Đại học Đà Nẵng qui mô hơn 50.000 sinh viên, trong đó 2/3 là sinh viên của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Đại học Đà Nẵng là nơi đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho hai địa phương và cả khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.