Phe Trump quyết đưa lên Toà án Tối cao sau khi kháng cáo thất bại ở Pennsylvania

Phe Trump tiếp tục thất bại trong nỗ lực pháp lí nhằm ngăn cản chứng nhận kết quả bầu cử và trao 20 phiếu đại cử tri cho đối thủ Joe Biden tại bang Pennsylvania, nơi có gần 7 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Các luật sư của ông Trump vẫn chưa bỏ cuộc và dự định sẽ đưa vụ việc lên Toà án Tối cao.
Phe Trump kháng cáo thất bại ở Pennsylvania, quyết đưa lên Toà án Tối cao - Ảnh 1.

Tổng thống Trump rời chuyên cơ Air Force One. (Ảnh: Reuters).

Đội ngũ pháp lí của Tổng thống Trump đã nộp đơn kiện kết quả bầu cử tại Pennsylvania – nơi có gần 7 triệu cử tri đi bỏ phiếu – nhằm ngăn bang này chứng nhận chiến thắng cho đối thủ Joe Biden.

Tuần trước, hôm 21/11, Thẩm phán Matthew Brann của bang Pennsylvania đã bác bỏ vụ kiện của phe Trump và nêu ý kiến: "Bên nguyên đơn muốn Toà án này tước bỏ quyền bầu cử của gần 7 triệu cử tri. Với một mục tiêu đáng sợ như vậy, lẽ ra nguyên đơn phải trình bày được các lập luận pháp lí thuyết phục và các bằng chứng xác đáng về việc có gian lận tràn lan. Thực tế không phải như vậy. Toà án này chỉ nhận được những lí lẽ lỏng lẻo, thiếu thực tế và đầy rẫy cáo buộc mang tính suy đoán".

Thẩm phán Matthew Brann nói thêm: "Trên đất nước Mỹ, chỉ chừng đó là không đủ để tước quyền bầu cử của chỉ một cử tri, chứ đừng nói đến quyền của toàn bộ cử tri tại bang đông dân thứ 6 cả nước".

Ông còn so sánh các cáo buộc gian lận từ phe Trump như thể là "Con quái vật Frankenstein" vì cáo buộc này được "vội vàng chắp vá lại với nhau".

Ông Matthew Brann được Tổng thống Obama (Đảng Dân chủ) bổ nhiệm vào ghế thẩm phán năm 2012 và do vậy phe Trump cho rằng có thể ông Brann đã thiên vị cho ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Rudy Giuliani và Jenna Ellis – hai luật sư hàng đầu trong đội ngũ pháp lí của ông Trump – tuyên bố: "Chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với quan điểm của toà, nhưng chúng tôi cũng xin cảm ơn vị thẩm phán do ông Obama bổ nhiệm vì đã ra quyết định nhanh chóng chứ không đợi đến khi qua hạn chót".

Phe Trump sau đó đã kháng cáo, và ngày 27/11, toà phúc thẩm của Pennsylvania tiếp tục bác bỏ đơn kiện với lí do "cáo buộc của bên nguyên đơn không có giá trị".

Cả ba thẩm phán của toà phúc thẩm này đều là người do các tổng thống Đảng Cộng hoà bổ nhiệm.

Cụ thể, Thẩm phán Stephanos Bibas – một người do chính Tổng thống Trump bổ nhiệm năm 2017 – nêu ý kiến: "Các cuộc bầu cử tự do và công bằng quan trọng như mạch máu trong nền dân chủ của chúng ta. Các cáo buộc bầu cử không công bằng là hết sức nghiêm trọng. Nhưng có người tố cáo bầu cử gian lận không đồng nghĩa với việc có gian lận thật. Các cáo buộc cần phải có bằng chứng. Ở đây chúng tôi chẳng có gì cả".

Vị thẩm phán này nói thêm: "Các cáo buộc của nguyên đơn đều mơ hồ và thiếu bằng chứng. Nguyên đơn không chỉ ra được cụ thể bất kì ai đã đối xử với chiến dịch tranh cử Trump hay phiếu bầu cho Trump tệ bạc hơn so với chiến dịch tranh cử Biden hay phiếu bầu cho Biden".

Sau phán quyết của toà phúc thẩm, hai luật sư của phe Trump là Jenna Ellis và Rudy Giuliani đã ra tuyên bố chung: "Bộ máy tư pháp ở Pennsylvania tiếp tục che đậy các cáo buộc gian lận tràn lan" và "Thẳng tiến đến Toà án Tối cao".

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.