Phiên âm tiếng Anh 'wedding' là 'goét đinh', thầy cô tranh cãi sôi nổi

Ai nhìn nội dung trong cuốn vở ghi này cũng phải bật cười, nhưng những hình ảnh này lại rất quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.
phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh
phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh
phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh
phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh

Một học sinh ghi nhớ cách đọc từ vựng bằng "phiên âm kiểu tiếng Việt"

Cụ thể, em học sinh này đã phiên âm tiếng Anh “kiểu tiếng Việt” như: bear (be ờ), outside (ao sai), drum (đờ răm), have some fun (hép săm phăn), wedding (goét đinh)… để ghi nhớ cách đọc từ vựng.

Được biết, đây là cuốn vở ghi của em học sinh ở lớp học thêm tiếng Anh. Bên cạnh phần “phiên âm tiếng Việt” còn thấy cả phần chấm bài của giáo viên bằng bút đỏ.

Sau khi những bức hình được đăng lên, hầu hết các giáo viên trong diễn đàn đều không đồng tình với cách dạy này. Tuy nhiên, một số ít giáo viên vẫn cho rằng cách “phiên âm” này “không sao” và họ vẫn cho phép học sinh của mình làm như vậy. Chủ đề được đưa ra thu hút những tranh luận khá sôi nổi giữa các giáo viên.

Khi nhìn vào những bức hình này, nhiều người thuộc thế hệ 7x, 8x chắc hẳn thấy rất quen thuộc, bởi cách đây 10 năm, 20 năm, nếu có may mắn được học tiếng Anh, họ cũng đã từng ghi nhớ cách phát âm từ mới theo cách này. Tuy nhiên, có thể nói, cách dạy và học tiếng Anh của những thế hệ này chắc hẳn không phải là một thứ đáng tự hào cho lắm khi nhìn vào sản phẩm được cho “ra lò”: phần lớn không thể thực hiện một cuộc hội thoại tiếng Anh với người nước ngoài hay nói mãi mà người ta không hiểu mình nói gì.

Người đăng tải những hình ảnh này lên – cũng là một giáo viên tiếng Anh – cho rằng, đây là cách học rất cũ và khiến người học phát âm sai, từ bị mất hết “ending sound” (âm cuối). “Những âm cuối, giáo viên phải nhấn mạnh bằng cách gạch chân từ đó và cho học sinh nhìn khẩu hình của mình”. Theo giáo viên này, khi học tiếng Anh, người học cần phải nghe và nói một từ vựng nhiều lần để có thể nhớ được nó.

Khi được hỏi về cách phiên âm tiếng Anh “chuẩn tiếng Việt” như của em học sinh này, cô giáo Ngô Thuỳ Dung – giáo viên tiếng Anh ở Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh khẳng định: “Là một giáo viên tiếng Anh, tôi không ủng hộ cách dạy đó. Cách dạy này sẽ làm thui chột khả năng tiếp cận tiếng Anh chuẩn của một đứa trẻ”.

“Hiện nay, chúng ta đang dạy các con tiếng Anh hiện đại, tiếng Anh chuẩn. Vì thế, chúng ta phải dạy các con cách phiên âm theo chuẩn quốc tế, để các con không chỉ đọc được từ đó, mà còn đọc được những từ khác khi nhìn vào phiên âm trong từ điển” – cô Dung nói.

Cô cho rằng, nếu giáo viên cho phép trẻ sử dụng cách phiên âm tiếng Việt này, trẻ sẽ lười và bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiếng mẹ đẻ. Chưa kể, cách phiên âm tiếng Việt này còn không chính xác. “Ví dụ, khi học chữ “come” mà phiên âm kiểu tiếng Việt thì các con sẽ bảo tiếng Anh có âm “ă”. Trong đầu trẻ sẽ hình dung ra âm đó là chữ “ă”, dẫn đến sai hoàn toàn hệ thống âm trong tiếng Anh. Và khi càng lớn, sẽ càng khó sửa”.

Cô Dung chia sẻ, nhiều khi về nhà, bố mẹ cũng dạy con như thế và nói rằng “ngày xưa bố mẹ được học như thế, con cứ viết như thế đi” thì lại càng nguy hiểm.

phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh

Bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA

Chia sẻ về câu chuyện này, anh Trương Phạm Hoài Chung – Thạc sĩ giáo dục ĐH Harvard, hiện đang làm việc tại một trung tâm tư vấn du học và ôn luyện các bài thi chuẩn hoá quốc tế, cho rằng, nếu học tiếng Anh bài bản thì những ngày đầu tiên, học sinh đã được học bảng phiên âm chuẩn IPA.

“Trong tất cả các cuốn từ điển đều có phiên âm đó. Lợi thế khi học phát âm chuẩn là khi mình không biết đọc từ nào thì có thể tra từ điển và biết cách đọc luôn, không cần đợi giáo viên đọc mẫu”.

Theo anh Chung, cách học tự phiên âm bằng tiếng Việt sẽ không thống nhất, không hệ thống, không giúp các em đọc được những từ mới mà các em chưa thấy bao giờ.

“Lời khuyên của tôi là nên dạy theo phiên âm chuẩn trong từ điển Oxford hoặc Cambridge để nếu các em không có thầy cô bên cạnh thì có thể nhìn từ điển đọc được. Nếu theo cách phụ thuộc hoàn toàn vào giáo viên, mà không biết cách tra từ điển để đối chiếu, thì đôi khi giáo viên phát âm sai, học sinh sẽ phát âm sai theo và sẽ nhớ mãi phát âm sai đó”.

“Ví dụ, chữ “i” ngắn trong tiếng Anh lúc thì phát âm là /i/, lúc lại phát âm là /ai/. Đặt trong ví dụ cụ thể mà nhiều người hay phát âm sai là “live” – phát âm là /liv/, nhưng khi ở trong chữ “live show” thì lại phát âm là /laiv/. Tại sao lại như vậy thì trong tiếng Anh quy luật không rõ ràng lắm, cho nên chúng ta phải dựa vào từ điển mới biết được. Mà muốn đọc được phiên âm trong từ điển thì phải học cách phiên âm chuẩn IPA” – anh Hoài Chung khẳng định.

Theo cô giáo – người đã nêu vấn đề này trên diễn đàn, các giáo viên dạy ngoại ngữ hiện nay cần phải có các lớp tập huấn, bồi dưỡng lại với tiêu chí áp dụng các phương pháp học tập mới, dạy đúng chuẩn quốc tế, cho học sinh nghe nói nhiều, đặc biệt là với học sinh tiểu học, bởi vì đây là giai đoạn nền tảng rất quan trọng trong quá trình học tiếng Anh.

“Phải đổi mới tư duy từ người dạy để các phương pháp mới được áp dụng. Còn tài liệu thì bây giờ trên mạng, trên các diễn đàn dành cho giáo viên có rất nhiều” – giáo viên trẻ này cho hay.

phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh Lại thêm người đẹp Việt thi quốc tế gây thất vọng vì tiếng Anh kém

Á quân Người mẫu Thời trang Việt Nam 2018 - Thư Dung gây thất vọng bởi màn phát biểu bằng tiếng Anh yếu kém của ...

phien am tieng anh wedding la goet dinh thay co tranh cai soi noi hoc sinh Những câu tiếng Anh thông dụng để giao tiếp với con hàng ngày

Những câu tiếng Anh thông dụng để giao tiếp với con hàng ngày - đây sẽ là cẩm nang hữu ích cho những bố mẹ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.