Philippines cũng hãi hùng với cái dớp bán kết

Chính sách chiêu mộ những ngôi sao châu Âu có gốc Philippines giúp đội tuyển này liên tục vào vòng bán kết, từ 2010, 2012, 2014 và 2018. Tuy nhiên cứ đến vòng bán kết, Philippines lại thua, thậm chí là thua trắng tâm phục.

Nỗi sợ vòng knock-out của Philippines

Việt Nam không phải là đội tuyển duy nhất thường xuyên phải nếm trái đắng ở các vòng bán kết (thất bại ở 7/9 lần vào vòng bán kết). Philippines cũng ám ảnh mỗi khi bước vào vòng đấu loại trực tiếp. 2018 là kỳ AFF Suzuki Cup thứ 4 trong lịch sử mà The Azkals (biệt danh của Philippines) vượt qua vòng đấu bảng.

Tỉ mỉ hơn, 4/5 kỳ AFF Suzuki Cup gần nhất (ngoại trừ 2016), Philippines đều lọt vào vòng 4 đội mạnh nhất. Rõ ràng việc chọn một con đường tắt với chính sách chiêu mộ những ngôi sao châu Âu có nguồn gốc Philippines giúp cho đội tuyển này nhanh chóng gặt hái thành công nhất định ở cấp độ ĐTQG trong vòng gần 1 thập kỷ trở lại đây.

philippines cung hai hung voi cai dop ban ket

Nhưng con đường tắt đấy chưa thể biến họ thành một thế lực thực sự tại Đông Nam Á. Bằng chứng rõ nhất là những vòng bán kết ở AFF Suzuki Cup các năm 2010, 2012 và 2014. Ở cả 3 giải đấu ấy, Philippines đều bị loại. Thậm chí, họ còn không thể ghi được một bàn thắng nào vào lưới Indonesia, Singapore hay Thái Lan. Cụ thể ở năm 2010, do Philippines không có nổi một SVĐ đủ đáp ứng tiêu chí từ BTC giải đấu, họ phải chơi hai lượt trận tại “chảo lửa” Gelora Bung Karno của Indonesia.

Kết quả, Philippines thua chung cuộc 0-2. Tác giả gieo sầu lên khung thành Azkals ở cả hai trận đấu là Cristian Gonzales. Ở AFF Suzuki Cup 2012 và 2014, Philippines đều được chơi trên sân nhà Rizal Memorial tại Manila ở lượt đi trước Singapore và Thái Lan. Cả hai trận đấu đó, Philippines hòa đối phương 0-0. Nhưng khi phải hành quân sang sân đối phương, đội bóng này lần lượt thua 0-1 trước Singapore (2012) và 0-3 trước Thái Lan (2014) và chấp nhận rời giải tâm phục.

Bacolod có đổi vận?

Cũng như giai đoạn 2010 - 2014, Philippines cũng đã giành quyền vào vòng bán kết. Nhưng khác với 3 kỳ trước đó, The Azkal lúc này thực dụng và khôn ngoan hơn. Dưới sự dẫn dắt của HLV “cáo già” Sven Goran Eriksson, Philippines bất bại ở bảng B - bảng tử thần tại AFF Suzuki Cup 2018. Thậm chí, phóng viên Cedelf Tupas của trang Inquirer còn mạnh miệng khẳng định rằng một khi Philippines đã sống sót qua vòng bảng thì chẳng có khó khăn nào có thể cản đường được thầy trò Eriksson nữa.

Sân nhà Panaad tại Bacolod ở giải đấu này trở thành điểm tựa rất lớn đối với Philippines. Họ đánh bại đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Singapore 1-0 tại sân đấu này. Và 8 ngày sau đó, Philippines khiến Thái Lan vã mồ hôi hột hòa 1-1 cũng ở Bacolod. Người Thái khi ấy đã than phiền rằng mặt sân xấu ảnh hưởng đến lối đá kiểm soát bóng và thiên về kỹ thuật của họ. Trận đó, Thái Lan đã phải chuyển sang cách chơi dựa vào thể lực, bóng bổng và tốc độ chớp nhoáng từ hai biên, để thích nghi với mặt sân Panaad.

Cần nói thêm rằng, cách đá của Việt Nam có những nét tương đồng với Thái Lan. Văn Quyết cùng các đồng đội cũng dựa trên những pha phối hợp nhóm cùng các đường chuyền ngắn để tiếp cận cầu môn đối phương. Và chất lượng sân Panaad tại Bacolod có thể sẽ khiến các học trò của HLV Park Hang Seo gặp nhiều khó khăn trước Philippines - đội bóng đang khát khao có được bàn thắng đầu tiên và chiến thắng đầu tiên ở một vòng bán kết trong lịch sử AFF Suzuki Cup.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.