(Ảnh minh họa: Di Linh) |
Theo thông tin chúng tôi nhận được, mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có ý kiến về dịch vụ sử dụng đường bộ BOT.
Được biết, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá để đánh giá về kết quả thực hiện công tác điều hành giá 6 tháng đầu năm 2018 và đề ra phương hướng điều hành giá những tháng còn lại của năm 2018.
Cụ thể, đối với dịch vụ sử dụng đường bộ BOT, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục rà soát các chi phí liên quan đến vận hành và khai thác để thực hiện kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với các dự án BOT.
Với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng.
Điều tiết tốt lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo thanh khoản thông suốt. Thực hiện đồng bộ các biện pháp để ổn định tỷ giá, điều hành lạm phát cơ bản năm 2018 khoảng 1,6%.
Về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu trên cơ sở các kịch bản điều hành giá đã được thống nhất, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát đế đẩy nhanh thực hiện giảm giá các mặt hàng có khả năng giảm giá (như dịch vụ sử dụng đường bộ BOT, thuốc chữa bệnh cho người, vật tư y tế).
Đối với các mặt hàng giá thị trường có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, cần rà soát, đánh giá kỹ về cung cầu thị trường, tăng cường công tác dự báo đế kịp thời có các biện pháp điều hành phù hợp. Cụ thế đối với một số mặt hàng như sau:
Mặt hàng nông sản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải có biện pháp cụ thế để bình ốn giá mặt hàng thịt lợn.
Tổ chức triên khai thực hiện ngay việc rà soát đế cập nhật thông tin, nắm bắt hiện trạng số lượng đàn lợn, tổng lượng cung thịt lợn, trên cơ sở đó có kịch bản và đề xuất biện pháp điều hành cung cầu cụ thế báo cáo Chính phủ, Ban chỉ đạo.
Đối với các mặt hàng nông sản khác, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, kiểm soát chặt chẽ cung cầu, tăng cường công tác dự báo để có ứng phó kịp thời với các biến động bất thường từ thị trường cũng như tình hình thiên tai, bão lụt có thế xảy ra.
Mặt hàng xăng dầu: Bộ Công thương chủ trì phối họp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, trích lập và sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá linh hoạt với liều lượng thích họp.
Trường hợp có biến động lớn về gìá xăng dầu cần phải tính đến việc tạm không trích quỹ trong một thời gian để góp phần bình ổn giá xăng dầu trong nước.
Dịch vụ khám chữa bệnh: Trước mắt trong năm 2018 chưa xây dựng phương án điều chỉnh chi phí quản lý (bước 3) trong giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam tố chức triền khai Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Đồng thời tiếp tục rà soát, có kế hoạch sửa đổi toàn diện theo lộ trình giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh theo hướng rút gọn danh mục dịch vụ, hài hòa lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở y tế và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế cần rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai công tác đấu thầu thuốc năm 2018;
Khẩn trương hoàn thành các thủ tục để triên khai đấu thầu thuốc tập trung theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hoàn thành trong năm 2018.
Yêu cầu làm rõ những 'bất thường' ở dự án bến xe Yên Sở
Văn phòng Chính phủ chuyển văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội khẩn cấp xem xét, rà soát về dự án bến xe Yên ... |
Đối với dịch vụ giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chủ động nắm bắt thông tin, tính toán đăng ký lộ trình tăng giá của địa phương, phân bố và kiểm soát mức độ tăng giá dịch vụ giáo dục cho phù hợp.
Các dịch vụ công do nhà nước định giá khác cần xem xét, tính toán kỹ kịch bản điều hành, hạn chế việc điều chỉnh giá trong tháng 9 là thời điểm diễn ra năm học mớì.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có sự nỗ lực cao trong công tác điều hành giá góp phần kiểm soát lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2018 tăng 2,22% so vớỉ tháng 12 năm 2017, bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2017 tăng 3,29%.
Diễn biến CPI trong 6 tháng đầu năm tuy có xu hướng tăng trong tháng 5 và tháng 6 nhưng về cơ bản vẫn hoàn toàn nằm trong các kịch bản dự báo của Ban Chỉ đạo và các Bộ, ngành.
Cụ thể, các nhân tố gây tăng giá trong hai tháng gần đây chủ yếu xuất phát từ tác động của một số yếu tố căng thẳng về chính trị, thương mại và tài chính trên thế giới và một số yếu tố thị trường trong nước lên mặt bằng giá và đều đã được tính toán, dự báo trước, hầu như không có yếu tố tăng giá do tác động từ chính sách, điều hành vĩ mô hoặc xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ.
Tin mới nhất vụ nam thanh niên 'khoe của quý' ở BOT Mỹ Lộc
Ngày 26/7, đại diện công an tỉnh Nam Định lên tiếng về vụ việc nam thanh niên "khoe của quý" ở BOT Mỹ Lộc. |