Phong tục ngày vía Thần Tài. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thần Tài

Người dân Việt thường cúng ngày Thần Tài để cầu tiền tài, may mắn đến cho gia đình trong năm mới. Cùng tìm hiểu những phong tục ngày vía Thần Tài. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Thần Tài.

Nguồn Gốc và Ý nghĩa ngày Thần Tài

Ngày vía Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX.

Phong tục ngày vía Thần Tài. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thần Tài - Ảnh 1.

ảnh: bnews

Tại nước ta, có một sự tích liên quan tới ngày vía Thần Tài. Tương truyền, Thần Tài từng có lần vì uống rượu say mà rơi xuống trần gian. Có người nhìn thấy ông mặc đồ như diễn tuồng cải lương nên đã lấy sạch đồ áo của ông đem bán.

Không nhớ ra mình là ai, Thần Tài đi lang thang khắp nơi xin ăn. Một cửa hàng bán gà, vịt quay thấy Thần Tài đáng thương nên đã mời ông vào ăn. Kể từ đó, cửa hàng lúc nào cũng đông khách, người ra vào tấp nập.

Sau này, vì sợ bộ dạng lấm lem của Thần Tài sẽ khiến khách hàng không hài lòng nên chủ quán đã đuổi không cho ông vào ăn nữa. Rất nhiều tiệm kinh doanh khác nghe được tin này liền tìm cách mời Thần Tài về nơi buôn bán của mình để “Thần Tài gõ cửa”.

Một ngày nọ, có người dắt ông đi mua quần áo mới. Trong cửa tiệm, Thần Tài nhìn thấy bộ đồ trước đây của mình liền nhớ đến thân phận của bản thân và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Từ đó, để tưởng nhớ ông, người dân đã lập bàn thờ cúng và chọn ngày này làm ngày vía Thần Tài. Vì vậy, cứ tới mùng 10 tháng Giêng, mọi người sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng để cầu tài lộc, may mắn, sung túc cho cả năm.

Với những người làm kinh doanh như doanh nhân, buôn bán rất coi trọng thờ thần tài đặc biệt là ngày vía Thần Tài.

Những phong tục ngày vía Thần Tài

Ngày vía Thần Tài hàng năm người dân Việt thường làm theo một số phong tục sau để cầu mong may mắn và tài lộc:

Cúng ngày vía Thần Tài

Theo truyền thống văn hóa trong dân gian, vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, mọi nhà sẽ rộn ràng đi sắm đồ lễ cúng với mong muốn lấy vía Thần Tài để cầu làm ăn buôn bán, kinh doanh được thuận lợi, suôn sẻ.

Phong tục ngày vía Thần Tài. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thần Tài - Ảnh 2.

ảnh: bnews

Mua vàng ngày vía Thần Tài

Một trong những thói quen tồn tại bấy lâu này của người dân Việt mỗi khi đến ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch chính là đi mua vàng để thể hiện mong muốn được “buôn may bán đắt”.

Phong tục ngày vía Thần Tài. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Thần Tài - Ảnh 3.

ảnh: bnews

Mua trang sức đồ phong thuỷ

Vào ngày Thần Tài, nhiều người, nhất là những người làm ăn kinh doanh thường chọn mua 1 số trang sức, vật phẩm phong thủy để đổi vía, lấy hên đầu năm như mặt dây chuyền phong thủy, vòng tay,… cầu mong công việc thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Ngày Vía Thần Tài năm 2022 là ngày nào?

Vía Thần Tài năm 2022 là ngày Mùng 10 tháng Giêng, Âm Lịch (rơi vào thứ 5 ngày 10 tháng 2 năm 2022)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.