Phú Yên: Làm đúng luật và xử lý nghiêm sẽ giảm tình trạng phá rừng phòng hộ

Từ sự việc ở Phú Yên, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung cho biết cứ làm theo đúng luật và xử lý nghiêm với các trường sai phạm sẽ giảm được tình trạng phá rừng phòng hộ.
phu yen lam dung luat va xu ly nghiem se giam tinh trang pha rung phong ho Thủ tướng yêu cầu làm rõ vụ 'phá rừng phòng hộ làm sân golf'
phu yen lam dung luat va xu ly nghiem se giam tinh trang pha rung phong ho Đốn 100ha rừng phòng hộ làm sân golf đón thi hoa hậu
phu yen lam dung luat va xu ly nghiem se giam tinh trang pha rung phong ho
Hơn 100 hecta rừng phòng hộ bị phá bỏ để làm sân golf. Ảnh S.A

Trước việc, chủ Dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City Việt Nam tại Phú Yên đã phá trắng 115 hecta rừng phòng hộ dù chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, đánh giá tác động môi trường, chưa có quyết định giao đất, thuê đất... chúng tôi đã có liên hệ với GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung để hiểu rõ thêm về chức năng rừng phòng hộ.

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cho biết, khi quy hoạch ba loại rừng cho một tỉnh hoặc cả nước, rừng phòng hộ có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc đảm bảo môi trường phát triển bền vững lâu dài cho tỉnh và cả nước.

Vì vậy, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét rất kỹ việc đánh đổi thiệt hại môi trường để lấy lợi ích kinh tế thông qua các phản biện, trong đó quan trọng nhất là Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cùng cấp .

Muốn phê duyệt dự án đầu tư công trình phát triển kinh tế, phải đồng thời lập và duyệt kế hoạch trồng rừng thay thế.

Nếu dự án được duyệt có xâm hại đến rừng mà cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích một phần hoặc toàn bộ khu rừng, đặc biệt là đối với rừng phòng hộ thì kế hoạch trồng rừng thay thế là một giải pháp hạn chế hoặc khắc phục tác động xấu tới môi trường của dự án đầu tư.

-Thưa giáo sư, ai là người có quyền ký quyết định về việc thành lập rừng phòng hộ và thay đổi chức năng này?

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung: Cùng một nguyên tắc, ai (hoặc cấp nào) ký quyết định xác lập/thành lập khu rừng phòng hộ thì người đó có quyền cấp phép cho chuyển đổi khu rừng ấy qua mục đích khác.

Có hai cấp thẩm quyền, đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ, cấp tỉnh là chủ tịch UBND tỉnh.

Tuy nhiên, khi rừng phòng hộ được chuyển đổi sang mục đích khác, các hậu quả do môi trường phát triển bền vững bị mất cân bằng thì trước sau gì cũng sẽ gây tác hại, và trách nhiệm chính thuộc người ra quyết định chuyển mục đích sử dụng khu rừng.

Pháp luật cũng có quy định thêm là từ một quy mô nào đó phải xin ý kiến Quốc hội trước khi xây dựng dự án. Rất tiếc là đến nay các vi phạm pháp luật vẫn còn nhiều mà chế tài, xử phạt lại ít, chủ yếu là khắc phục và sửa chữa .

- Trong trường hợp hơn 100 ha rừng phi lao phòng hộ ở xã An Nguy, TP Tuy Hòa bị mất trắng sẽ có những tác động gì tới môi trường của TP ven biển này, thưa giáo sư?

Tôi chưa có điều kiện tiếp cận trường hợp này, vì nó là vấn đề thời sự mới, nhưng thường là khi chuyển đổi rừng phòng hộ sang một mục đích khác sẽ có một hội đồng đánh giá kỹ mọi rủi ro có thể xảy ra khi mất rừng và nhưng tác động của môi trường sau đó.

Nếu rừng thuộc cấp tỉnh xác lập và thuộc quy mô nhỏ, như hướng dẫn trong phụ lục của Nghị định số 18/2015/ NĐ-CP ngày 14/02/2015, ít nhất cũng phải thẩm định tại hội đồng ĐTM cấp tỉnh .

Với rừng phòng hộ như báo đài đưa tin, nhà nước phải xác lập, đầu tư rất nhiều, đầu tiên là tiền trồng rừng, rồi thành lập cơ quan bảo vệ, quản lý gọi là Ban quản lý rừng phòng hộ, phải đáp ứng tối đa các mục tiêu như ngăn cản cát bay, cát nhảy, lũ quét, xâm nhập mặn… mất rừng phòng hộ ven biển sẽ chịu các hậu quả khó lường, đặc biệt giai đoạn biến đổi khí hậu.

Đôi khi nhiều người cho rằng các nhà khoa học nói quá nhưng thực tế đó là ngăn ngừa trước. Ví dụ sau khi phá rừng không có bão đó là may mắn, nhưng khi bão tới chúng ta sẽ thấy thiệt hại của nó sẽ lớn như thế nào khi không còn rừng phòng hộ che chắn.

phu yen lam dung luat va xu ly nghiem se giam tinh trang pha rung phong ho
Không còn rừng phòng hộ che chắn, khi bão tới chúng ta sẽ thấy thiệt hại của nó sẽ lớn như thế nào. Ảnh S.A

- Vậy phải mất bao lâu rừng phi lao mới đủ chức năng rừng phòng hộ?

Tùy vào thổ nhưỡng, mật độ cây trồng sẽ quyết định cây mọc nhanh hay mọc chậm. Nhưng để cây này khép tán với cây kia thành rừng phải mất khoảng 5-7 năm.

Trong giai đoạn từ 1-5 năm, còn là cây non chưa thành rừng, tác dụng phòng hộ rất ít, gió bão không ngăn được bao nhiêu, chống cát bay không được bao nhiêu, ngăn chặn xâm lấn nước biển cũng không được bao nhiêu.

Từ 5 năm trở lên sẽ có tác dụng, nhưng tác dụng có giai đoạn gọi là tối ưu, có thể là 10 năm đến 30 năm hoặc nhiều hơn. Đây là giai đoạn cần phải giữ rừng vì nó phát huy tác dụng cao nhất trong việc phòng hộ.

- Hiện có khá nhiều địa phương phá rừng phòng hộ để thực hiện các dự án kinh tế. Số khác phá rừng để lấy gỗ hoặc làm nương rẫy. Theo GS, cách gì để hạn chế vấn đề trên và tuyên truyền người dân hiểu đúng về chức năng của rừng?

Tôi thật sự không thể hiểu được vì sao các doanh nghiệp, cá nhà lãnh đạo luôn luôn ưu tiên phá rừng phòng hộ để làm kinh tế, trong khi vẫn còn nhiều phương án lấy đất chưa sử dụng, lấy rừng sản xuất, hoặc hợp tác với các vùng, các tỉnh có sẵn điều kiện môi trường và hạ tầng phát triển ngành kinh tế đó…

Ví dụ Lâm Đồng, Cao Bằng đã có loại đồng cỏ chăn nuôi ngay từ thời thuộc Pháp, không cấm phá rừng phòng hộ, tất nhiên ta cần tránh cách xử lý cực đoan kể cả làm kinh tế hay môi trường.

phu yen lam dung luat va xu ly nghiem se giam tinh trang pha rung phong ho Phú Yên: Chưa có quyết định giao đất nhưng đã phá trắng 115 hecta rừng phòng hộ

UBND tỉnh Phú Yên đã ra thông báo sau hàng loạt bài phản ánh từ các báo đài về Dự án Khu du lịch liên ...

Theo tôi, cứ làm theo đúng luật và xử lý nghiêm với các trường sai phạm sẽ giảm được tình trạng trên.

Trên thực thế, ai cũng muốn phát triển kinh tế, nhưng nhiều nhà lãnh đạo cấp tỉnh cũng đã phát biểu sẽ không đánh đổi môi trường ổn định lấy lợi ích kinh tế. Muốn chuyển đổi chức năng rừng phòng hộ chủ đầu tư cứ xây dựng dự án thật tốt, nếu tác động môi trường ít nhưng đem lại kinh tế cao chúng ta nên đánh đổi, nếu giải pháp trồng rừng thay thế có hiệu quả .

Phần rừng mất đi chúng ta có thể bù đắp hoặc tìm cách khác giảm thiểu tác động môi trường và khôi phục lại các rừng bên cạnh, xunh quanh gọi là trường rừng thay thế. Phần lãi kinh tế lớn, thiệt hại môi trường ít thì được phép làm và ngược lại thì không nên làm.

Và để đánh giá đúng việc mất bao nhiêu diện tích đất rừng, diện tích ấy khi không còn sẽ gây nên những tác động và rủi ro gì, chúng ta cần một hội đồng có chuyên môn cao và công tâm.

Vậy để phát triển rừng bền vững chúng ta có thể điều chỉnh rừng phù hợp với nhu cầu thực tế?

Phát triển rừng bền vững không có nghĩa là không điều chỉnh. Trước đây dân số chưa phát triển, chúng ta có nhiều đất để xây dựng và làm các dự án. Hiện nay, dân số đang tăng cao và nhu cầu thành lập các khu dân cư mới là có thật. Tôi lấy ví dụ, nếu như việc thành lập một thị trấn, một khu dân cư rất cần thiết buộc phải nhường bớt đất rừng hoặc khu lâm nghiệp để tiến hành quy hoạch.

Nhưng việc quy hoạch này phải làm sao không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Đặc biệt, phải trồng rừng thay thế trước, khi rừng thay thế phát huy rừng mới phá rừng cũ để thành lập dự án. Trong trường hợp không trồng rừng thay thế được sẽ không tiến hành làm dự án được.

phu yen lam dung luat va xu ly nghiem se giam tinh trang pha rung phong ho Phú Yên phủ nhận việc phá rừng phòng hộ vì muốn kịp thi hoa hậu

UBND tỉnh Phú Yên xác nhận, kế hoạch dự kiến của Ban Tổ chức không có hoạt động nào của Cuộc thi Hoa hậu Hữu ...

Bởi có những dự án như sân golf, đất đã chuyển đổi sang mục đích khác không thể trồng mới được. Nhiều chủ dự án vẫn nói với hội đồng thẩm định tác hại môi trường cho phép làm trước rồi trồng sau nếu không công trình muộn 5-10 năm.

Nhưng đây là trường hợp nguy hiểm vì hầu như rất ít chủ dự án tiến hành trồng rừng thay thế khi dự án hoàn thành. Thống kê cho thấy đến nay kế hoạch trồng rừng thay thế chỉ đáp ứng < 30% kế hoạch đã duyệt, chủ yếu là biện pháp nộp tiền nhờ địa phương trồng giúp, lý do đa số là tránh tốn tiền .

Xin cảm ơn giáo sư!

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.