Kinh hoàng sóng biển cao trên 7m đánh vỡ tung vách nhà dân | |
Sóng biển nổ như lựu đạn, đánh sập nhà dân ven biển Phan Thiết |
Nhiều gia đình ở thôn Long Thủy bị triều cường, sóng cao làm sập nhà cửa và cuốn trôi tài sản. Ảnh: Trần Trung |
Trước đây ở thôn Long Thủy là cả một dãy nhà dân dài hơn 1km, nhưng sau bão số 12, khu nhà nằm gần biển trở nên tan hoang. Vườn cây, nhà cửa và nhiều công trình đã bị sóng biển cuốn đi mất. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại thấy triều cường lớn và mạnh như năm nay. Gần 2 tháng qua, triều cường đã ăn sâu vào đất liền 20m, làm nhiều hộ bị sạt lở, không thể ở được phải bỏ đi nơi khác sinh sống.
Theo thống kê của xã An Phú, hiện còn khoảng 66 hộ dân ở thôn Long Thủy bị ảnh hưởng triều cường. Cơ quan chức năng đã tiến hành đo đạc để sớm cấp đất cho người dân tái định cư. Trong khi đó, những hộ dân khác nằm sâu phía trong vẫn nơm nớp lo ngại biển sẽ xâm thực sâu hơn. Công việc lúc này của nhiều gia đình là tìm mọi cách để giữ lại tài sản của mình trước những cơn sóng dữ.
Đứng bên ngôi nhà của mình đã bị sập các công trình phụ và bếp, bà Lê Thị Hoa than thở: “Từ sau bão số 12 đến nay, triều cường đã lấn sâu vào khu dân cư thêm khoảng 8m và cuốn trôi 1 phần nhà cửa của gia đình tôi. Mấy ngày qua, triều cường, sóng cao tiếp tục phá, gia đình phải dùng bao cát để kè thêm. Dân làng bây giờ ai cũng hướng về phía biển cầu mong không có đợt triều cường nào mới để cuộc sống ổn định hơn”.
Để tránh thiệt hại tài sản, người dân liên tục dùng bao cát để làm bờ kè tạm. Ảnh: Trần Trung |
Cùng chung nổi khổ mất tài sản, mất nhà bà Nguyễn Thị Hồng, người dân thôn Long Thủy buồn rầu nói: “Mấy hôm nay triều cường liên tục đánh mạnh vào khu dân cư, khiến người dân mất ăn mất ngủ. Đá và bao cát được đắp kiên cố vậy nhưng đối với triều cường thì không ăn thua gì. Hiện tại ở đây có khoảng 30 hộ nhà cửa đã bị đánh sập một phần. Những hàng dừa lớn che chắn trước đây cũng bị đánh bật gốc. Mong rằng chính quyền địa phương sớm đầu tư xây kè để an toàn hơn”.
Trước tình trạng triều cường ngày càng xâm thực sâu vào đất liền, TP. Tuy Hòa đã hỗ trợ người dân hơn 10.000 bao cát để ngăn sóng. Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã lên các phương án xử lý cấp bách và lâu dài.
Người dân khu vực này mong được xây bờ kè chắn sóng và cấp đất tái định cư để ổn định cuộc sống. Ảnh: Trần Trung |
Ông Cao Đình Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho biết: “Hiện nay UBND TP. Tuy Hòa đã đổ đá hộc để xử lý khu vực kè An Phú bị sạt lở. Về lâu dài chúng tôi đang khảo sát xây dựng kè kiên cố với điểm đầu tiếp giáp với kè cũ kéo dài đến khu An dưỡng tàu ngầm Hải quân. Dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 100 tỷ đồng. Riêng đối với các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp sẽ được di dời đến khu tái định cư.
Tại thông báo số 546/TB-VPCP, ngày 08/12/2017về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 12 và mưa lũ tại các tỉnh Miền Trung đã đồng ý hỗ trợ tỉnh Phú Yên xử lý cấp bách chống sạt lở khu vực xã An Phú, TP. Tuy Hòa và kè biển xóm Rớ, phường Phú Đông, TP. Tuy Hòa với mức hỗ trợ không vượt quá 200 tỷ đồng.
Triều cường dâng cao trên con đường ngập 20 ngày/tháng, ba gác kiếm tiền triệu
Đường Lê Văn Lương tiếp tục ngập sâu do triều cường dâng cao đợt rằm tháng 10 âm lịch. Người dân vất vả dắt xe ... |