Tags

phương pháp ăn dặm truyền thống

Tìm theo ngày
phương pháp ăn dặm truyền thống

phương pháp ăn dặm truyền thống

Hiện tại có nhiều phương pháp ăn dặm như ăn dặm 3in1, ăn dặm BLW, ăn dặm kiểu Nhật… Tuy vậy, phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được lòng khá nhiều bà mẹ bỉm sữa bởi nhiều ưu điểm.

Trước tiên, ăn dặm truyền thống thường được hiểu là các bà mẹ sẽ nấu, trộn nhiều nguyên liệu chung với nhau với nhiều thực phẩm giàu chất đạm như cua, cá, tôm… đồng thời các bà mẹ sẽ ép bé ăn sao cho đủ số lượng đã định.

Về phương pháp này, có khá nhiều ưu điểm đó là các bé có thể làm quen được với số lượng thức ăn nhiều ngay từ những ngày đầu mới ăn dặm, bé có thể sẽ có sự tăng trưởng tốt về cân nặng và đây cũng là phương pháp được nhiều bà ủng hộ.

Tuy vậy, đây cũng là phương pháp ẩn chứa nhiều nhược điểm như do đồ ăn được xay nhuyễn nên bé không tập luyện được phản xạ nhai, nuốt cũng như không chủ động khám phá được sở thích của mình đối với đồ ăn (vì nguyên liệu đã được nấu chung với nhau). Đồng thời, phương pháp này cũng khiến bé mất tập trung bởi các mẹ thường đưa bé đi ăn rong hay dùng điện thoại, ti vi để các bé không mè nheo khi ăn.

Ăn dặm truyền thống được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 là cho bé làm quen với ăn dặm bằng cách cho bé ăn bột ăn dặm bán sẵn, có vị ngọt tựa sữa, thơm ngậy hoặc cho bé làm quen với bột mặn.

Giai đoạn 2 là các bé sẽ làm quen với độ đậm đặc của thức ăn, dần chuyển sang ăn cháo và ăn chung thực đơn với bố mẹ (bố mẹ ăn gì sẽ nấu cháo cho con ăn nấy). Ở giai đoạn này, cháo ăn dặm không nhất thiết phải xay nhuyễn mà có thể băm nhỏ.

Giai đoạn 3, các bé có thể tập ăn cháo nguyên hạt và cũng có thể nhai cơm nát cùng thức ăn mềm được.

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng, cha mẹ có thể cho bé tập ăn cơm cùng gia đình (chú ý cơm nát, mềm, thức ăn cũng phải là đồ mềm, dễ ăn, không đậm vị).

Khi áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống, cha mẹ cũng nên chú ý cho con trẻ ăn kèm các bữa phụ với váng sữa, hoa quả hoặc sữa chua…