Sở hữu nhiều ưu điểm như bé có thể hoàn thiện kỹ năng tập nhai sớm, món ăn đa dạng phong phú, phương pháp ăn dặm chỉ huy đã trở thành một sự lựa chọn khá phổ biến của các bà mẹ có con nhỏ. Cũng bởi vậy mà không ít bà mẹ sau một thời gian theo đuổi phương pháp ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật lại chuyển sang phương pháp ăn dặm chỉ huy. Tuy nhiên, nhiều vất đề đặt ra đó chính là những khó khăn, các bước thực hiện cũng như thực đơn dành cho bé ăn dặm chỉ huy muộn sẽ như thế nào?
Cùng trò chuyện với bà mẹ trẻ Nguyễn Phương Thảo Trân (SN 1991, Tiền Giang, mẹ bé Shin), admin của một hội ăn dặm theo phương pháp BLW và là “tư vấn viên” cho rất nhiều mẹ muốn thay đổi phương pháp ăn dặm cho con ngoài 1 tuổi.
Mẹ Thảo Trân và bé Shin. |
- Hiện tại có nhiều mẹ, con đã hơn 1 tuổi nhưng mới theo đuổi phương pháp ăn dặm chỉ huy. Từ việc lắng nghe các chia sẻ của nhiều mẹ trên nhóm, theo mẹ Shin, nguyên nhân nào khiến các mẹ lại từ bỏ phương pháp cũ theo đuổi phương pháp ăn dặm BLW này?
Mình cũng từng giúp nhiều mẹ đang cho bé ăn dặm chỉ huy này. Lý do đầu tiên là do bé biếng ăn và chán ăn phương pháp đút. Thông thường, bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống hay kiểu Nhật đến tầm 9, 10 tháng bé thường chán ăn. Mẹ đút bé không chịu mở miệng. Bé có hứng thú với đồ ăn tự cầm tự ăn. Thời gian này được coi là thời gian vàng cho việc tập nhai, theo một số sách về ăn dặm chỉ huy.
Còn 1 nguyên nhân nữa là dù các bé ăn tốt ăn được nhiều nhưng không thể ăn thô được, chỉ ăn được đồ nhuyễn và phải nghiền xay nát.
- Vậy khi mẹ cho bé ăn dặm BLW muộn vậy thì cần lưu ý điều gì?
Mẹ chỉ cần kiên trì đừng bỏ cuộc. Có nhiều mẹ đến hỏi mình khi bé hơn 2 tuổi không thể ăn được cháo đặc hay cơm nát, bây giờ phải tập ăn lại BLW từ đầu thì rất cực. Tuy nhiên, theo mình tất cả là do sự kiên trì và nhẫn nại của mẹ.
- Trong các trường hợp mẹ Shin từng tư vấn, có trường hợp các mẹ nào đã thành công cho con ăn dặm chỉ huy sau 1 tuổi không?
Đã có nhiều mẹ kiên trì và thành công. Thành công ở đây theo mỗi người chứ không theo một chuẩn nào. Nếu mẹ muốn tập bé ăn thô tốt sau 2-3 tháng bé ăn thô ổn như ăn cơm và tự múc ăn là thành công. Còn việc bé ăn nhiều ít thì ăn dặm BLW là ăn theo nhu cầu nên bé ăn bao nhiêu là tùy bé.
Bé Shin thời kỳ ăn dặm. |
- Theo mẹ Shin, khó khăn mà các mẹ cho con ăn dặm chỉ huy sau 1 tuổi là gì?
Khó khăn khi tập muộn là mẹ không có thời gian theo bé nhiều. Hay bé chưa ăn được thời gian đầu sẽ khiến không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Ở giai đoạn sau 6 tháng, trước 1 tuổi, nếu bé không ăn mẹ có thể bù sữa mẹ. Nhưng sau 1 tuổi, bé cần phải nạp chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn khá nhiều.
- Đối với các trường hợp các mẹ không thành công trong việc cho bé ăn dặm chỉ huy, theo mẹ Shin lý do là gì?
Có nhiều mẹ nản, bỏ cuộc giữa chừng do công việc không thể theo sát bé được. Nhưng nếu mẹ cho bé ăn từ đầu thì việc ăn thô của bé vẫn tốt hơn so với ăn truyền thống rồi.
Một thực tế, tâm lý của các mẹ đa phần sợ bé ăn không no. Sợ khi bé bỏ ăn lại đút ép rồi bỏ cuộc. Thôi thì đút được bao nhiêu thì đút. Điều này dẫn tới việc áp dụng phương pháp BLW không đến nơi đến chốn, dẫn tới thất vọng, chán nản và cuối cùng bé vẫn chưa học được kỹ năng nhai.
- Mẹ Shin có thể chia sẻ khẩu phần cho bé ăn dặm chỉ huy sau 1 tuổi không?
Khẩu phần ăn theo BLW không chia theo độ tuổi mà theo giai đoạn của bé. Tùy theo khả năng ăn thô và giai đoạn đến đâu mà mẹ có thực đơn phù hợp. Nếu bé 1 tuổi mới tập chưa ăn thô được thì thực đơn cũng giống như bé 6 tháng mới tập. Thực đơn giai đoại mới tập là các loại rau củ hấp chín mềm vừa phải, cơm nát vo viên hoặc thành thanh.
Giai đoạn bốc nhón thì các loại rau củ thức ăn cắt nhỏ hơn để bé tập bốc bằng 2 ngón. Các loại đậu hấp mềm, hạt sen...
Giai đoạn tập muỗng nĩa. Mẹ cho bé làm quen nĩa trước sau đó tới muỗng. Giai đoạn này mẹ cần chỉ bé cách ghim và ăn. Thường các bé có thể làm được, mẹ không cần hướng dẫn. Sau 1 thời gian ngắn bé ghim thức ăn và đưa lên miệng tốt mẹ tập muỗng. Để tập muỗng thì mẹ nên làm thức ăn sệt hay lõng mềm để múc như súp rau củ, cháo yến mạch.
Qua giai đoạn này thì bé có thể ăn cơm được với gia đình như gặm đùi gà, ăn nem rán…
Bé Shin khi lớn. |
- Theo mẹ, điều quan trọng nhất khi chuẩn bị thực đơn cho bé ăn dặm chỉ huy là gì ạ?
Việc quan trọng khó khăn khi bé ăn dặm chỉ huy là xử lý ọe hóc. Chính vì vậy, các mẹ cũng cần quan tâm đến việc chuẩn bị thực đơn cho bé.
Có nhiều mẹ đến hỏi mình: “Sao mới ăn 2-3 bữa đầu mà bé ọe suốt. Bé nhà em bị hóc xanh mặt khó thở luôn em sợ quá.” Hỏi về món ăn của mẹ thì tá hỏa vì thức ăn sai dẫn đến việc bé ọe nhiều hay gây hóc. Khi bé mới tập, đầu tiên tránh các loại rau lá vì nó khi ăn sẽ dính trên vòm họng hay ọe liên tục. Các loại khoai bí dính và khô gây nghẹn. Nếu người lớn ăn mà không nhai kĩ cũng dễ nghẹn chứ nói gì em bé.
Xử lý khi bé bị ọe. Thì mẹ không cần lo bé sẽ tự ọe ra. Nếu thức ăn đã vào hơi sâu thì mẹ vỗ lưng giúp bé tuyệt đối không dùng tay móc. Bé hóc sâu thì bế nằm chuối vỗ lưng...
- Quan điểm của mẹ Shin thế nào về việc lựa chọn phương pháp ăn dặm cho con?
Mình nghĩ nên theo ý của bé. Mới đầu, mình cũng cho bé lựa chọn bốc hay đút. Xen kẽ hai thứ này, nếu phương pháp nào bé hợp tác, mẹ hãy lựa chọn phương pháp đó.
- Cám ơn mẹ Shin rất nhiều về cuộc trò chuyện này!
Lối sống 09:47 | 14/06/2019
Lối sống 06:32 | 13/06/2019
Lối sống 04:24 | 27/12/2018
Lối sống 07:38 | 12/12/2018
Lối sống 09:53 | 10/12/2018
Lối sống 00:00 | 10/09/2018
Lối sống 02:04 | 07/09/2018
Lối sống 02:28 | 24/08/2018