Qua nhiều đợt triển khai, xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, trên nhiều tuyến phố vẫn chẳng có gì thay đổi, hiện tượng những hộ kinh doanh vẫn vô tư "nhờn luật" kinh doanh ngay trên vỉa hè diễn ra tường xuyên. |
Tình trạng này còn xảy ra một cách nghiêm trọng hơn tại khu vực phố cổ, nơi có đông khách du lịch qua lại. |
Phố Lương Ngọc Quyến không còn chút vỉa hè nào cho người đi bộ. |
Phố Tạ Hiện là một trong những con phố "nóng" về tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh buôn bán. Ghi nhận của phóng viên vào chiều ngày hôm nay (4/3) tình trạng lấn chiếm vỉa hè khiến các phượng tiện di chuyển khó khăn. |
Một quán nước nằm trên phố Tạ Hiện lấn chiếm vỉa hè. |
Nếu không dùng làm nơi buôn bán thì vỉa hè lại là nơi để đồ hay đỗ xe máy. |
Cùng với những cửa hàng ăn, các quán bia cũng hàng ngày coi vỉa hè như của nhà mình, chiếm dụng để kinh doanh buôn bán... |
... đỗ xe bừa bãi lấn chiếm vỉa hè. |
Trên phố Hào Nam, một trong những khu phố tập trung nhiều cửa hàng bia cũng vô tư lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, tình trạng này hàng ngày liên tục diễn ra mà tuyệt nhiên vẫn không bị lực lượng chức năng "sờ gày". |
Trong cuộc hội nghị do UBND Hà Nội tổ chức vào sáng nay (4/3), ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, "qua thống kê 180 các quán bia trên vỉa hè thì có tới hơn 100 quán có công an đứng đằng sau". Do vậy, qua đợt ra quận lần này, nếu các quận, huyện không làm quyết liệt, ông sẽ chỉ rõ lãnh đạo nào đang “chống lưng” cho tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. |
Qua chia sẻ của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên là Giám đốc CA TP Hà Nội cũng đã một phần hiểu rõ vì sao mà những quán "bia vỉa hè" vẫn sống khỏe qua mỗi lần lực lượng chức năng đến kiểm tra. |
Không cần những cuộc ra quân ồn ào, chỉ cần chính quyền và công an các quận làm đúng vai trò của mình, xử lý nghiêm những hộ kinh doanh không chịu chấp hành luật, thì hệ quả tất yếu là Hà Nội sẽ có vỉa hè, người đi bộ không phải liều mình song hành cùng các phương tiện giao thông. |