Gần đây, nhiều nhà sản xuất vắc xin ở Trung Quốc cảnh báo người dân cẩn trọng trước những quảng cáo bán hai loại vắc xin ngừa Covid-19 trên WeChat - nền tảng với hơn 1 tỷ người dùng, theo báo South China Morning Post.
Một quảng cáo rao bán vắc xin của Công ty Sinovac Biotech tuyên bố sản phẩm sẽ xuất hiện trên thị trường vào ngày 2/9 với số lượng rất nhỏ dành cho người dân trong nước. Tuy nhiên, Sinovac Biotech khẳng định họ đang thử nghiệm vắc xin ở giai đoạn 3 chứ chưa tung ra thị trường.
498 nhân dân tệ (71 USD) mỗi liều là giá một loại vắc xin mà một quảng cáo khác công bố trên WeChat, với lời khẳng định sản phẩm do Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán điều chế. Kẻ bán khẳng định người mua cần 3 liều để phát huy hiệu quả, và nói thêm rằng chỉ nhân viên y tế và người đi nước ngoài mới có cơ hội tiếp cận vắc xin đó.
Ngay lập tức, Viện Nghiên cứu Vũ Hán tuyên bố vắc xin của họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và chưa lưu hành trên thị trường.
Hàng loạt bê bối về chất lượng trong ngành vắc xin ở Trung Quốc trước đây từng khiến người tiêu dùng hoang mang. Chính phủ đã nỗ lực siết chặt các qui định về vắc xin trong vài năm qua.
Hồi năm 2018, giới chức đưa ra án phạt kỉ lục tới 9,1 tỉ NDT (1,3 tỉ USD) đối với Changchun Changsheng Biotechnology, một trong những nhà sản xuất vắc xin phòng bệnh dại lớn nhất ở đại lục, vì bán vắc xin lỗi, và buộc công ty ngừng hoạt động. Các cơ sở y tế ở Trung Quốc đã tiêm vắc xin lỗi ấy cho hàng trăm nghìn trẻ em.
Luật Quản lý Vắc xin Trung Quốc qui định tổ chức và cá nhân không thuộc các cơ quan quản íý y tế của chính phủ không có quyền cung cấp vắc xin cho một cơ sở tiêm chủng thuộc bên thứ ba.
Huang Simin, một luật sư ở Vũ Hán khẳng định quảng cáo vắc xin trên mạng xã hội của cá nhân là hành vi bất hợp pháp và nhà chức trách phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn để ngăn chặn.
"Rất nhiều khiếm khuyết tồn tại trong khâu phân phối vắc xin ở Trung Quốc, dẫn tới hàng loạt sự cố y tế. Trong bối cảnh đại dịch đang lây lan, mọi người đều hi vọng về sự xuất hiện của vắc xin, khiến nhiều đối tượng hành động liều lĩnh. Rất ít người biết luật quản lí vắc xin mới", luật sư Simin bình luận.
Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) xác nhận họ biết 6 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng 3 - thử nghiệm rộng rãi trên người. Mỗi giai đoạn thử nghiệm kéo dài vài tháng và số lượng người tham gia có thể lên tới 30.000.
Vương Tân Hoa, Chủ tịch Đại học Y khoa Quảng Châu dự báo vắc xin đầu tiên có thể ra thị trường vào nửa đầu năm 2021. “Hiệu quả của vắc xin cũng phụ thuộc vào việc nCoV phát triển đột biến hay không. Chúng tôi cần theo dõi tình hình đột biến", ông Vương nhấn mạnh.
Chủ tịch Đại học Y khoa Quảng Châu nhắc lại rằng, để khống chế virus, công cụ quan trọng nhất vẫn là vắc xin.
"Trong xét nghiệm kháng thể trên quy mô lớn mới đây, tỉ lệ người có kháng thể chống nCoV tại tỉnh Quảng Đông đạt dưới 1%, cho thấy mức độ miễn dịch trong cộng đồng tại Trung Quốc ở mức tương đối thấp", ông bình luận.
Zhang Wenhong, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Thượng Hải, dự báo đại dịch có thể kéo dài tới nửa đầu năm 2021, kể cả khi ngành y tế toàn cầu đã sản xuất một hoặc vài loại vaccine.
Ông Trương Ôn Hồng, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Thượng Hải, dự báo đại dịch Covid-19 có thể kéo dài tới nửa đầu năm 2021, ngay cả khi ngành y tế toàn cầu đã điều chế thành công vài loại vắc xin.