Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay quốc tế ở đảo Lý Sơn

Sân bay được đề xuất tại đảo Lý Sơn sẽ đáp ứng 3 - 3,5 triệu hành khách/năm, khai thác các loại tàu bay A320, 321 và tương đương.
Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay quốc tế ở đảo Lý Sơn - Ảnh 1.

Quảng Ngãi đề xuất xây sân bay ở đảo Lý Sơn. (Ảnh: Zing).

Theo Người Lao động, ngày 7/5, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ GTVT về "chủ trương xây dựng cảng hàng không quốc tế Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi".

Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng đồng ý chủ trương xây dựng cảng hàng không quốc tế Lý Sơn theo hình thức BOT.

Một phần nội dung văn bản trên cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét, chỉ đạo Bộ GTVT cho phép cập nnật, bổ sung cảng hàng không quốc tế Lý Sơn vào Quy hoạch tổng thể phát triển Һệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ngãi, sân bay Lý Sơn sẽ được xây dựng tại xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, là sân bay dân dụng cấp 4C, có chiều dài đường cất hạ cánh là 2.400 m, đáp ứng khai thác các loại tàu bay A320, 321 và tương đương, năng lực khai thác từ 3 triệu đến 3,5 triệu hành khách/năm.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc quy hoạch và hướng tới xây dựng cảng hàng không quốc tế Lý Sơn không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn bảo đảm an ninh quốc phòng đối với Lý Sơn - đảo tiền tiêu của Tổ quốc. 

Ngoài ra, việc xã hội hóa đầu tư sân bay Lý Sơn là phù hợp với xu thế phát triển, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước.

Hiện nay, tại Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động bay dân sự, trong đó có 10 sân bay quốc tế.

Theo dự thảo quy hoạch cảng hàng không toàn quốc, đến năm 2030 nước ta sẽ có 28 sân bay tại 27 tỉnh thành. Ngoài ra, nếu tính cả Quảng Ngãi, Việt Nam có 11 địa phương đề xuất được bổ sung sân bay vào quy hoạch, bao gồm Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Nội (sân bay Ứng Hòa), Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bạc Liêu và Quảng Ngãi.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.