Qui định mới của Ấn Độ về kiểm tra xuất xứ hàng hóa

Bộ Tài chính Ấn Độ ban hành qui định về kiểm soát xuất xứ hàng hóa được hưởng thuế xuất ưu đãi theo các hiệp định thương mại mà Ấn Độ kí kết, có hiệu lực từ ngày 21/9/2020.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho hay, mục đích của qui định mới là nhằm hạn chế thâm hụt thương mại gia tăng với các nước Ấn Độ kí hiệp định thương mại tự do hoặc ưu đãi thuế quan.

Ảnh minh họa. (Nguồn: The Indian Wire)

Ảnh minh họa. (Nguồn: The Indian Wire)

Nội dung qui định mới qui định trách nhiệm của nhà nhập khẩu trong việc thu thập thông tin tài liệu chứng minh hàng hóa đảm bảo qui tắc xuất xứ, gồm phương pháp tính giá trị khu vực của cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), thời hạn mà nhà nhập khẩu phải cung cấp thông tin, thời hạn trả lời của cơ quan hải quan.

Qui định thời hạn mà cơ quan cấp C/O phải trả lời hải quan Ấn Độ khi có yêu cầu, nếu không hàng hóa nhập khẩu sẽ không được hưởng thuế quan ưu đãi theo hiệp định thương mại tương ứng.

Trong thời gian xác minh, hàng hóa vẫn có thể được thông quan song nhà nhập khẩu phải đặt cọc một số tiền tương ứng với chênh lệch thuế quan giữa thuế xuất thông thường và thuế xuất ưu đãi.

Dư luận Ấn Độ đánh giá cao qui định mới của Chính phủ với hy vọng sẽ ngăn chặn được hàng hóa Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ thông qua nước thứ ba. Đồng thời cũng hi vọng giảm thâm hụt thương mại giữa Ấn Độ với các nước có hiệp định thương mại song phương, nhất là ASEAN.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng qui định trên gây khó cho nhà nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu bày tỏ sự e ngại về khả năng của họ trong việc thu thập thông tin được yêu cầu và tính bảo mật của những dữ liệu đó khi được chia sẻ với các cơ quan chức năng. 

Một nhà nhập khẩu sản xuất thiết bị an ninh điện tử ở ngoại ô Mumbai và nhập khẩu các linh kiện nhỏ khác nhau từ Thái Lan cho biết sẽ rất khó để có được thông tin liên quan, vì bản thân các nhà cung cấp này là các nhà sản xuất nhỏ. 

Mặt khác, nếu nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất thì việc thu thập thông tin sẽ rất khó vì không rõ nhà sản xuất có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không.

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu của Ấn Độ sang các nước đối tác FTA hầu như không thay đổi, trong khi nhập khẩu lại tăng nhanh chóng, nhập siêu ngày càng mở rộng.

Đối với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), chênh lệch thương mại hàng hóa đã tăng từ 5 tỉ USD vào năm 2010 khi FTA ASEAN được thực thi, lên hơn 22 tỉ USD hiện nay.

Vị trí thặng dư thương mại hàng hóa của Ấn Độ với Việt Nam và Singapore đã thay đổi trong 3 đến 4 năm qua. Ngoài ra, khoảng cách thương mại cũng đã mở rộng với Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.