Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 22/3/2016.

Theo đó, Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang (sau đây gọi tắt là Khu kinh tế) có tổng diện tích tự nhiên là 30.729,8 ha; bao gồm ba khu vực cửa khẩu: Vĩnh Xương, Khánh Bình và Tịnh Biên.

Khu kinh tế cửa khẩu An Giang được quy hoạch trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Du lịch - Đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp gắn với các cửa khẩu quốc tế; là đầu mối giao thông quan trọng, trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mekong, đặc biệt trong quan hệ với Campuchia...

 Khu thương mại cửa khẩu Tịnh Biên - An Giang. (Ảnh: Báo Công Thương).

Về quy mô dân số, Quy hoạch dự báo đến năm 2030, dân số của toàn Khu kinh tế đạt khoảng 340.000 - 350.000 người; dân số đô thị khoảng 174.000 người. Trong đó, khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương có quy mô dân số khoảng 182.500 người với dân số đô thị khoảng 120.000 người; khu vực cửa khẩu Khánh Bình khoảng 99.500 người với dân số đô thị khoảng 14.000 người; khu vực cửa khẩu Tịnh Biên khoảng 66.700 người với dân số đô thị khoảng 40.000 người.

Quy hoạch cũng đưa ra cấu trúc phát triển không gian của Khu kinh tế. Cụ thể, Khu kinh tế hình thành theo mô hình từng khu vực cửa khẩu, bao gồm: Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, khu vực cửa khẩu Khánh Bình và khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, liên kết với nhau thông qua các tuyến Quốc lộ N1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91C, tuyến Khánh Bình - Chợ Mới - Vàm Cống...

Về phân vùng phát triển, các khu vực cửa khẩu gồm có khu quản lý, kiểm soát cửa khẩu, khu phi thuế quan tại các cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương, Tịnh Biên và cửa khẩu chính Khánh Bình; các khu vực phát triển đô thị gồm: Thị trấn Tịnh Biên, thị xã Tân Châu, đô thị cửa khẩu Vĩnh Xương, đô thị Nhà Bàng, thị trấn Long Bình;

Các khu vực phát triển dân cư nông thôn gồm: Các khu vực ngoại thị của thị xã Tân Châu, Tịnh Biên, các trung tâm xã, các cụm tuyến dân cư nông thôn được phân bố theo các tuyến giao thông thủy và bộ;

Các vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, không gian du lịch sinh thái, không gian cây xanh cảnh quan và mạng lưới sông rạch: Phân bố đa dạng và xen kẽ trong các khu vực phát triển gồm các khu vực canh tác nông nghiệp bao quanh các đô thị; các hành lang cây xanh theo sông Tiền, sông Bình Di, kênh Vĩnh Tê và các kênh rạch trong khu kinh tế; khu vực cây xanh thuộc quần thể du lịch núi Cấm trong khu vực cửa khẩu Tịnh Biên...; và các khu vực phân bố các khu, cụm công nghiệp địa phương.

Xem chi tiết: Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu An Giang, tỉnh An Giang đến năm 2030. TẠI ĐÂY

Xem thêm các bản đồ trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030 Khu vực cửa khẩu Tịnh Biên ở dưới đây:

Bản vẽ định hướng phát triển không gian:

Phần 1. TẠI ĐÂY

Phần 2. TẠI ĐÂY  

Bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất:

Phần 1. TẠI ĐÂY

Phần 2. TẠI ĐÂY 

Bản vẽ Quy hoạch giao thông:

Phần 1. TẠI ĐÂY

Phần 2. TẠI ĐÂY

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.