Quy hoạch khu đất đắt nhất thế giới của Tân Hoàng Minh và toàn bộ Thủ Thiêm, sẽ có tòa tháp cao hơn Landmark 81

Theo quy hoạch được phê duyệt, tại khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có công trình Tháp quan sát cao 86 tầng, vượt qua tòa nhà cao nhất cả nước hiện nay là Landmark 81.
Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 1.

KĐT Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng. (Ảnh: Ban Quản lý KĐT mới Thủ Thiêm).

Ngày 10/12 vừa qua, Trung tâm đấu giá tài sản TP HCM (Sở Tư pháp TP HCM) đã đấu giá thành công 4 lô đất thuộc khu chức năng số 3, khu đô thị (KĐT) mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, mang về khoản ngân sách 37.346 tỷ đồng cho TP HCM.

Trong đó, lô đất 3 - 12 đã được thành viên Tập đoàn Tân Hoàng Minh trả giá thành công với mức 2,43 tỷ đồng/m2. Mức giá này bỏ xa những nơi đắt đỏ nhắt mà thị trường từng biết đến trên thế giới.  

KĐT mới Thủ Thiêm được UBND TP HCM phê duyệt quy hoạch điều chỉnh cục bộ 1/2.000 vào tháng 6/2012, tổng diện tích 657 ha, thuộc địa phận các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh, quận 2.

Theo quy hoạch KĐT Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng.

Khu chức năng số 1 nằm ở một nửa phía bắc khu Lõi trung tâm, là khu trung tâm thương mại dịch vụ đa chứng năng mật độ cao. Các tòa tháp cao nhất bố trí dọc theo đại lộ Vòng cung và Quảng trường Trung tâm, giảm dần chiều cao về phía sông Sài Gòn và Hồ trung tâm.

Tại khu chức năng số 1, hệ số sử dụng đất trung bình 6,94, chiều cao công trình 4 - 50 tầng, dân số cư trú thường xuyên khoảng 14.900 người.

Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Một dự án trong khu chức năng số 1. (Ảnh tư liệu: Tấn Lợi).

Năm 2015, TP HCM đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Empire City thực hiện Khu phức hợp Tháp Quan sát và động thổ dự án.

Empire City là liên doanh 50 - 50 giữa CTCP Bất động sản Tiến Phước - Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái - Denver Power Ltd )trực thuộc Tập đoàn Gaw Capital Partners).

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 1,2 tỷ USD, triển khai từ 2016 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2022 theo 4 giai đoạn.

Khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc và căn hộ dịch vụ, bãi đậu xe ngầm… Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 730.000 m2; trong đó sẽ có một tòa nhà đa chức năng cao 86 tầng, cao hơn tòa tháp cao nhất Việt Nam là Landmark 81.

Khu chức năng số 2 nằm ở phía nam của khu Lõi trung tâm, là khu phức hợp mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao giải trí.

Toàn khu được chia thành ba khu nhỏ: Khu 2a ở phía bắc Đại lộ Đông Tây; khu 2b - Khu phức hợp Tháp quan sát và khu 2c - Khu phức hợp thể thao giải trí. 

Các công trình cao tầng được bố trí dọc theo Đại lộ Vòng cung và Quảng trường, giảm dần chiều cao về phía sông Sài Gòn và Hồ trung tâm.

Trong đó, điểm nhấn của khu là công trình tháp quan sát cao khoảng 86 tầng. Hệ số sử dụng đất trung bình 4,89, dân số cư trú thường xuyên là 32.600 người.

Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 4.

Empire City là chủ đầu tư của công trình tháp quan sát 86 tầng. (Ảnh: Hoàng Huy).

Khu chức năng số 3 là khu dân cư hỗn hợp nằm dọc bờ bắc Thủ Thiêm, dưới chân cầu Thủ Thiêm 1. Khu thương mại đa chức năng cao tầng được bố trí dọc tuyến Đại lộ Vòng cung. Các chức năng hỗn hợp mật độ xây dựng thấp hơn ở phía bờ sông Sài Gòn và hồ Trung tâm.

Tại khu số 3, chiều cao công trình cho phép là 4 - 25 tầng, hệ số sử dụng đất trung bình 4,06, dân số cư trú 30.300 người.

Đây chính là khu chức năng có lô đất mà Tân Hoàng Minh vừa trúng đấu giá với mức trung bình 2,43 tỷ đồng/m2. Lô đất này là đất ở tại đô thị, nhà chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ.

Khu chức năng số 3 cũng là nơi tọa lạc khu đất 3 - 12 mà Tân Hoàng Minh vừa trúng đấu giá. Theo quy hoạch, khu đất 3 - 12 có diện tích sàn xây dựng 90.000 m2, hệ số sử dụng đất 8,91, tỷ lệ sàn xây dựng dành cho nhà ở là 95%, tỷ lệ sàn xây dựng dành cho thương mại dịch vụ là 5%, tầng cao tối đa cho phép là 25 tầng.

Khu chức năng số 4 là khu dân cư hỗn hợp nằm ở phía bắc Thủ Thiêm. Các công trình thương mại đa chức năng mật độ cao tập trung dọc Đại lộ Vòng cung. Các chức năng dân cư hỗn hợp và công trình công cộng có mật độ thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn và rạch Cá Trê lớn. 

Hệ số sử dụng đất trung bình ở khu số 4 là 3,23, tầng cao cho phép 4 - 20 tầng, dân số cư trú 23.800 người.

Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 5.

Một góc khu chức năng số 3 và số 4. (Ảnh tư liệu: Trường Nguyên).

Khu chức năng số 5 bao gồm khu công trình công cộng phía bắc Đại lộ Đông Tây và khu dân cư mật độ thấp phía nam Đại lộ Đông Tây với các công trình thương mại đa chức năng bố trí dọc theo tuyến Đại lộ Đông Tây và đường Bắc - Nam. 

Hệ số sử dụng đất trung bình ở khu này là 1,47, chiều cao công trình 4 - 10 tầng, quy mô dân số 10.400 người.

Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 6.

Một góc khu chức năng số 5. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Khu chức năng số 6 nằm dọc theo Đại lộ Đông Tây và giữa các kênh rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công viên Phần mềm ở phía bắc Đại lộ Đông Tây, đồng thời là đầu mối của các hoạt động kinh tế và nghiên cứu về công nghệ thông tin.

Phía nam Đại lộ Đông Tây là khu chức năng bao gồm các khối thương mại hỗn hợp nằm dọc theo tuyến hành lang chính, phía sau là các khu ở yên tĩnh và mật độ thấp hơn. Khu số 6 có hệ số sử dụng đất trung bình 3,34, chiều cao công trình 4 - 40 tầng, dân số 9.400 người.

Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 7.

Một góc khu chức năng số 7. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Khu chức năng số 7 nằm ở cực đông của Thủ Thiêm, gồm Khu ở phức hợp phía đông với tầng cao trung bình đến cao tầng; Khu khách sạn nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía nam và Khu phức hợp Bến Du thuyền giao nhau tại rạch Cá Trê lớn và sông Sài Gòn.

Tại khu số 7, hệ số sử dụng đất trung bình là 2,75, chiều cao công trình 4 - 25 tầng, dân số 24.000 người.

Không chỉ lập kỷ lục giá đất, Thủ Thiêm sẽ còn có tòa tháp cao nhất Việt Nam - Ảnh 8.

Một góc khu chức năng số 7. (Ảnh tư liệu: Hoàng Huy).

Cuối cùng là khu chức năng số 8, là khu ngập nước phía nam, phát triển hệ sinh thái đa dạng nhất ở Thủ Thiêm, hệ số sử dụng đất trung bình 0,34, chiều cao tối đa 4 tầng, số người làm việc 300 người.