Thông tin quy hoạch Lào Cai mới nhất 2024
Quy hoạch Lào Cai tập hợp đầy đủ thông tin về mục tiêu và tầm nhìn quy hoạch trên toàn tỉnh. Tất cả những nội dung trên đều sẽ được đề cập ngay trong bài viết sau đây:
Quy hoạch Lào Cai thể hiện thông tin gì?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017, thông tin quy hoạch Lào Cai sẽ thể hiện những nội dung sau:
Phạm vi quy hoạch
Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 6.364,03 km2:
- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang;
- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;
- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu;
- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Có tọa độ địa lý từ 21040’56” đến 22050’30” vĩ độ Bắc; 103030’24” đến 104038’21” kinh độ Đông.
Quy mô quy hoạch thành phố Lào Cai
Thành phố Lào Cai gồm có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã.
Dựa vào quy định các đơn vị hành chính nêu trên mà tỉnh Lào Cai sẽ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:
- Tại 1 thành phố: Tỉnh Lào Cai sẽ triển khai quy hoạch ở thành phố Lào Cai.
- Tại 1 thị xã: Tỉnh Lào Cai sẽ triển khai quy hoạch ở thị xã Sa Pa.
- Tại 7 huyện: Tỉnh Lào Cai sẽ triển khai quy hoạch ở huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Văn Bàn.
Nội dung quy hoạch tỉnh Lào Cai
- Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.
- Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập Quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Mục tiêu quy hoạch Lào Cai
Việc nghiên cứu lập quy hoạch tỉnh Lào Cai phải đạt được các mục tiêu sau:
- Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để Lào Cai phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các trụ cột về kinh tế, xã hội, môi trường và đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao nhanh và bền vững năng lực cạnh tranh của Tỉnh dựa trên thu hút đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển kinh tế cửa khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, nông nghiệp hàng hóa là động lực;
- Trở thành cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc. Đến năm 2030, GRDP/người tỉnh Lào Cai phấn đấu đứng trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có GRDP/người cao của cả nước;
- Thu nhập bình quân đầu người đứng trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao trong cả nước; trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp chế biến chế tạo. Đến năm 2050, xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.
Phương pháp lập quy hoạch tỉnh Lào Cai
Yêu cầu về phương pháp lập quy hoạch:
Quy hoạch được lập dựa trên phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa chiều, đa lĩnh vực, đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học, tính phù hợp, tính thực tiễn và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Các phương pháp lập quy hoạch:
- Tích hợp quy hoạch;
- Nghiên cứu tại bàn;
- Điều tra, thu thập xử lý thông tin, dữ liệu;
- Phân tích hệ thống, phân tích chuyên ngành;
- So sánh đối chiếu, lồng ghép bản đồ với việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý (GIS);
- Thực chứng, ứng dụng từ các bài học thực tiễn;
- Dự báo phát triển và quy hoạch chiến lược;
- Xây dựng các kịch bản phát triển;
- Quy hoạch xây dựng các phương án phát triển và tối ưu hóa;
- Chuyên gia, hội nghị, hội thảo;
- Một số phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật và tính đặc thù của tỉnh.