Theo đó, Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển đến năm 2030 bảo đảm ít nhất 90% số người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có người chăm sóc được các cơ sở trợ giúp xã hội tư vấn, trợ giúp và quản lý, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi không có người chăm sóc, không có điều kiện sống tại cộng đồng, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người khuyết tật nặng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Tối thiểu 90% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng từ các cơ sở cai nghiện.
Đến năm 2030, cả nước đạt tối thiểu 725 cơ sở trợ giúp xã hội
Về phương án phát triển, cơ cấu mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của cả nước đến năm 2030 đạt tối thiểu 725 cơ sở (công lập và ngoài công lập), gồm: Tối thiểu 90 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; tối thiểu 94 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; tối thiểu 130 cơ sở cai nghiện ma túy; tối thiểu 130 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tối thiểu 117 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; tối thiểu 164 cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội.
Trong đó, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tối thiểu 129 cơ sở; Vùng Đồng bằng sông Hồng có tối thiểu 151 cơ sở; Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có tối thiểu 169 cơ sở; Vùng Đông Nam Bộ có tối thiểu 131 cơ sở; Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tối thiểu 102 cơ sở.
Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đưa ra danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong linh vực cơ sở trợ giúp xã hội. Cụ thể như sau: