Vùng KTTĐ (KTTĐ) Miền Trung bao gồm 5 tỉnh là Thừa Thiên - Huế (thuộc vùng Bắc Trung bộ), Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định (thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ).
Vùng KTTĐ Miền Trung nằm ở trung độ trên các trục giao thông chính Bắc - Nam và mặt tiền của lãnh thổ Việt Nam; trung tâm vùng Đông Nam Á; và nằm trên trục giao thông Bắc Nam cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không; có các trục Đông - Tây, là cửa ngõ ra biển đối với các tỉnh ở Nam Lào, Bắc Thái Lan và Campuchia qua các hành lang Đông - Tây.
Quy hoạch xác định định hướng đến năm 2030, vùng KTTĐ Miền Trung tiếp tục là khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, chất lượng tăng trưởng ngày càng cao; là vùng có cảnh quan môi trường tốt và là trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Có cơ cấu kinh tế hiện đại, không gian phát triển đô thị và công nghiệp gắn với biển. Các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Chân Mây - Lăng Cô và Nhơn Hội là những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng. Thành phố Đà nẵng, Huế, Quy Nhơn trở thành các trung tâm du lịch, thương mại và giao dịch quốc tế lớn của Vùng và cả nước, đảm nhận chức năng dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình quân khoảng 9%. GDP bình quân đầu người vượt qua 10.000 USD/năm, gấp khoảng 2,5 lần so với năm 2020; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm trên 50% trong cơ cấu GDP;
Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân trong vùng; giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống, di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Phát triển mạng lưới y tế đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cơ bản của nhân dân; chú trọng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Phát triển Đà Nẵng, Huế thành hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung;...
Xem chi tiết: Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. TẠI ĐÂY