Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến 2020, tầm nhìn đến 2030

Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/6/2013.

Mục tiêu chung được quy hoạch xác định là ngành thủy sản cơ bản được công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả bền vững.

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Chỉ tiêu

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Tổng sản lượng thủy sản

7,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm 35%; nuôi trồng thủy sản chiếm 65%)

9,0 triệu tấn (sản lượng khai thác thủy sản chiếm 30%; nuôi trồng thủy sản chiếm 70%)

 

Giá trị xuất khẩu thủy sản

Tốc độ tăng trưởng bình quân

11 tỷ USD

7 - 8%/năm (giai đoạn 2011 - 2020)

20 tỷ USD

6 - 7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030)

 

Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng xuất khẩu

50%

60%

Số lao động thủy sản được đào tạo, tập huấn

50%

80%

Thu nhập bình quân đầu người của lao động

Tăng gấp 3 lần so với thời điểm ra quy hoạch

 

Tổn thất sau thu hoạch sản phẩm khai thác hải sản

Giảm từ trên 20% xuống dưới 10%

 

Hình thành 6 trung tâm nghề cá lớn

Một số định hướng quy hoạch phát triển thuỷ sản đến năm 2020 đáng chú ý được quy hoạch xác định là giữ ổn định sản lượng khai thác thủy sản 2,4 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác hải sản 2,2 triệu tấn, sản lượng khai thác nội địa 0,2 triệu tấn.

Số lượng tàu thuyền khai thác giảm còn 110.000 chiếc, đến năm 2030 giảm xuống còn 95.000 chiếc, bình quân giảm 1,5% năm. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 1,2 triệu ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn.

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, thị trường EU khoảng 21% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản; thị trường Nhật Bản khoảng 20% tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản; thị trường Mỹ khoảng 19% tỷ trọng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản; thị trường Trung Quốc và các thị trường khác khoảng 40% tỷ trọng tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Đến năm 2020 các đối tượng như tôm, cá tra và nhuyễn thể chân đầu (mực, bạch tuộc) đông lạnh vẫn là nhóm sản phẩm quan trọng, chiếm trên 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu. Ngoài ra, chế biến thủy sản nội địa đạt tổng sản lượng 950 nghìn tấn. 

Hình thành 6 trung tâm nghề cá lớn, trong đó 5 trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm, bao gồm: Trung tâm nghề cá Hải Phòng, gắn với ngư trường Vịnh Bắc bộ; Trung tâm nghề cá Đà Nẵng, gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa; 

Trung tâm nghề cá Khánh Hòa, gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa; Trung tâm nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu, gắn với ngư trường Đông Nam bộ; Trung tâm nghề cá Kiên Giang, gắn với ngư trường Tây Nam bộ; Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ, gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem chi tiết: Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 TẠI ĐÂY.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.