IMF được chính thức thành lập năm 1945 với tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, tăng cường ổn định ngoại hối, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cung cấp hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước hội viên để giảm nhẹ mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế.
Tổng số hội viên của IMF cho tới nay là 187 nước. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp.
Biểu tượng Qũy Tiền tệ Quốc tế. (Ảnh: Reutes). |
Ba chức năng chính của IMF gồm: Giám sát tình hình kinh tế tài chính toàn cầu cũng như của các nước hội viên và tư vấn cho nước hội viên về chính sách kinh tế; Cung cấp hỗ trợ tài chính ngắn và trung hạn cho các nước hội viên gặp phải những khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và Trợ giúp kỹ thuật.
Năm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.
Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán.
Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa VN - IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.
Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. Trong giai đoạn 1993-2004, IMF đã cung cấp cho Việt Nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, giải ngân được 670,8 triệu USD - trong đó 209,2 triệu USD của chương trình Tăng trưởng và Xoá đói Giảm nghèo PRGF.
Từ tháng 4/2004 đến nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục được duy trì tốt đẹp mặc dù giữa hai bên không còn chương trình vay vốn.
IMF vẫn rất tích cực tiến hành nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh nghiệp Nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng (Đoàn điều IV: giám sát kinh tế vĩ mô), cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố,….
Ngoài ra, hàng trăm lượt cán bộ Ngân hàng Nhà và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ tại Singapore, Áo, Mỹ.
Trong năm 2008, vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF đã tăng thêm 131,6 triệu SDR (quyền rút vốn đặc biệt) từ 329,1 triệu SDR lên 460,7 triệu SDR. Việc góp vốn của Việt Nam đã hoàn tất và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011.
Về tăng vốn cổ phần, trong đợt rà soát vốn cổ phần tổng thể lần 14 của IMF, vốn cổ phần của Việt Nam tại IMF sẽ tiếp tục tăng từ 0,4607 tỷ SDR lên 1,1531 tỉ SDR (tăng thêm 692,4 triệu SDR).
Trong đợt tăng vốn lần này, số cổ phần của Việt Nam tăng khoảng 150% so với mức tăng chung 100%, do ngoài mức tăng 100% cổ phần như các nước khác, tỷ lệ cổ phần của Việt Nam cũng được tăng từ 0,193% lên 0,242%.
Điều này phản ánh thành tựu kinh tế và vị thế tiếng nói ngày càng tăng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
'Tất cả tiền tệ thế giới sẽ thành tiền mã hóa'
Đây là nhận định của nhà sáng lập kiêm CEO hãng công nghệ tài chính Circle, ông Jeremy Allaire. |
Sát tết dồn dập tăng lãi suất: Ôm tiền mặt lại sướng
Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động tiền gửi vào những ngày cuối năm. Với diễn biến này, những người nắm giữ ... |
TS. Trần Du Lịch: 'Không phải VND mất giá mà là USD lên giá'
VND đang đứng trước vòng xoáy tiền tệ khi đồng USD đã tăng giá 3%-4% và có tăng tiếp? Liệu đồng CNY có tiếp tục ... |