Rau, cá ‘lên ngôi’ mỗi ngày một giá trước tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả

Vài ngày gần đây, trước tình hình dịch tả và thông tin nhiều học sinh ăn phải thịt nhiễm sán, người dân bắt đầu khắt khe hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, rau ,cá là một trong những lựa chọn hàng đầu khiến giá mặt hàng này tăng vọt.

Giá rau, cá tăng vọt trước thông tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả heo

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các chợ dân sinh, sức mua mặt hàng thịt lợn giảm sút do thông tin hàng loạt học sinh ăn phải thịt lợn nhiễm sán tại Bắc Ninh, cũng như dịch tả heo châu Phi khiến cho người dân bắt đầu khắt khe hơn khi lựa chọn thịt tại các chợ, phần lớn tìm mua tại siêu thị.

Tiểu thương bán thịt lợn tại chợ thì kêu than vì ế, còn hàng rau thì luôn trong tình trạng cháy hàng, theo một số người bán, thời gian gần đây người dân chuyển sang ăn rau, cá nhiều do tâm lí lo sợ thịt lợn nhiễm sán nên giá tăng cao, có loại tăng gấp đôi.

Rau, cá ‘lên ngôi’ mỗi ngày một giá trước tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả  - Ảnh 1.

Người tiêu dùng lựa chọn thịt trong siêu thị nhiều hơn. (Ảnh: Hương Nguyễn).

Cụ thể, rau đay, mồng tơi, rau ngót có giá từ 10.000 – 12.000 đồng/mớ, tăng khoảng 2.000 – 5.000 đồng/mớ tuỳ chợ. Rau muống có giá từ 7.000 – 10.000 đồng/mớ, tăng từ 2.000 – 3.000 đồng/mớ cũng tuỳ chợ. Rau cần có giá 4.000 đồng nay đã tăng lên 8.000 đồng/mớ, bí xanh có giá bán 15.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg.

Không chỉ giá rau tăng mà ngay cả cá, thịt bò và đậu cũng tăng gấp rưỡi, gấp đôi, giá đậu phụ tăng lên 5.000 – 7.000 đồng/bìa mà vẫn hết hàng từ sớm.

Rau, cá ‘lên ngôi’ mỗi ngày một giá trước tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả  - Ảnh 2.

Rau xanh, cá và thịt bò đang là một trong những thực phẩm được lòng người dùng. (Ảnh: Hương Nguyễn).

Chị Vũ Hồng Anh (Đống Đa, Hà Nội), chia sẻ: "Khi bắt đầu xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, gia đình tôi cũng rất hoang mang nhưng khi biết được loại dịch này không lây sang người nên vẫn yên tâm ăn thịt lợn, tuy nhiên vài ngày trở lại đây xuất hiện tình trạng thịt lợn nhiễm sán nên tôi quyết định chuyển sang ăn rau, cá, đậu phụ hoặc thịt bò cho đảm bảo, cũng vì thế mà giá của những mặt hàng này tăng mạnh so với bình thường".

Chọn thịt không bị nhiễm sán lợn, dịch tả

Theo Cục Y tế Dự phòng, dù bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng căn bệnh này có thể gây hại cho sức khỏe nếu thịt không được nấu chín.

Không chỉ có dịch tả lợn châu Phi đang "hoành hành", vài ngày trở lại đây tiếp tục xuất hiện vụ việc học sinh ăn phải thị nhiễm sán và dương tính với bịnh sán lợn khiến nhiều người lo lắng.

Các bộ phận dễ nhận biết thịt mắc bệnh như tứ chi, bụng, ngực của lợn có màu tím xanh; khi chế biến, thịt có mùi hôi, nước nấu thịt đục ngầu.Đặc biệt, khi chạm vào thịt có hiện tượng chảy nhớt, kết cấu của thịt nhão, không đàn hồi, màu thịt kém tươi, phần mỡ không có màu trắng.

Rau, cá ‘lên ngôi’ mỗi ngày một giá trước tin thịt lợn nhiễm sán, dịch tả  - Ảnh 3.

Theo các chuyên gia thú y, thịt nhiễm sán lợn có các ấu trùng hình bầu dục, lớn nhất có thể dài tới 9 mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.

 Những ấu trùng này sẽ kí sinh ở các cơ hay hoạt động nhiều của lợn, như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau.

Các chuyên gia gợi ý có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều, như cơ gốc lưỡi, cơ đùi.  Nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều, khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.

Với lợn nhiễm sán, ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim.

Khi phát hiện thịt lợn gạo thì nên vứt bỏ, không ăn để phòng nhiễm bệnh. Các ấu trùng sán này nếu nấu không kỹ, chưa chín có thể đi vào cơ thể và phát triển.

Nếu thịt nấu chín thì ấu trùng đã bị mất tác hại, nhưng những độc tố của ấu trùng này gây ra bệnh. Nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa, nhưng thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, không nên giữ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Nguy cơ dịch tả lợn lây lan tốc độ nhanh do thời tiết thuận lợi’Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp: ‘Nguy cơ dịch tả lợn lây lan tốc độ nhanh do thời tiết thuận lợi’ Bộ Nông nghiệp siết buôn bán lợn cảnh mini, nghi ngờ nguồn lây lan dịch tả châu PhiBộ Nông nghiệp siết buôn bán lợn cảnh mini, nghi ngờ nguồn lây lan dịch tả châu Phi
chọn
Cầu vượt thép Mai Dịch chờ thông xe
Cầu vượt thép Mai Dịch nằm trên nút giao Vành đai 3 - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hoàn thành, không còn hoạt động thi công từ lâu nhưng chưa thông xe.