Rộ mốt xăm mình (P2): Hệ luỵ từ hình xăm

Với nhiều người chưa đủ chín chắn, bản lãnh, hình xăm có thể đem đến rất nhiều phiền phức, thậm chí mất cơ hội nghề nghiệp, hạnh phúc chỉ vì một hình xăm.
ro mot xam minh p2 he luy tu hinh xam Rộ mốt xăm mình (P1): Dấu ấn vĩnh cửu

Chuyện phía sau mỗi hình xăm

ro mot xam minh p2 he luy tu hinh xam
Sài Gòn hiện có khoảng 7.000 thợ xăm.

Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh và được cấp phép kinh doanh vào năm 2007 nhưng số người tìm đến với nghệ thuật xăm mình thì quả thật đáng ngạc nhiên. Theo anh Nam, một người chuyên cung cấp máy xăm và mực xăm lớn nhất T PHCM, hiện Sài Gòn có hơn 1.000 cơ sở xăm lớn nhỏ với hơn 7.000 thợ xăm và một người thợ xăm đã từng xăm ít là khoảng 150 tác phẩm, nhẩm tính riêng Sài Gòn đã có hơn 1 triệu người sở hữu hình xăm.

Không ít trong số người kể trên đã khổ sở với “dấu ấn” trên da của mình. Chị Kim Hương tâm sự: “Mình có một hình xăm trên vai, người yêu mình biết nhưng gia đình anh ấy thì không. Gần đến ngày cưới, vô tình mẹ anh ấy phát hiện và bắt tụi mình chia tay vì bác ấy cho rằng mình là gái hư hỏng. Mình phải mất hơn năm trời mới vượt qua cú sốc ấy”.

Cho đến nay, dù xã hội đang trên đường hội nhập và phát triển nhưng nhiều người vẫn dị nghị và xếp những người xăm mình vào thành phần cá biệt. Không ít cấp trên sẵn sàng chấp bút cho nhân viên thôi việc khi phát hiện ra hình xăm hoặc nhiều người xăm mình rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” khi bị ngay chính gia đình họ bắt đi xóa nếu không sẽ từ.

ro mot xam minh p2 he luy tu hinh xam
Nếu không có đủ bản lãnh, người sở hữu hình xăm không thể vượt qua định kiến xã hội.

Nhiều bạn phải chịu cảnh thất nghiệp hoặc phải đổi nghề do sở hữu những hình xăm lộ, không thể giấu sau lớp áo như xăm sau vành tai, cổ và tay. Đôi khi, họ còn bị nhầm tưởng là gái làng chơi hoặc những tay anh chị.

Anh Nguyễn Văn H., nhân viên kinh doanh nhớ lại: “Cách đây không lâu, khi mình và nhóm bạn đi chơi khuya thì bị một nhóm thanh niên chặn lại kiếm chuyện vì thấy nhóm có nhiều người xăm mình, họ cho rằng tụi mình là giang hồ nên dằn mặt. May mà tụi mình chạy kịp không thì chẳng biết sẽ đến đâu”.

Xã hội cần mở lòng

Ngoài những điều quan ngại do dư luận xã hội đánh giá, nhiều người xăm mình còn bị chính bản thân chất vấn. Một số người khẳng định việc xăm mình để đánh dấu một sự kiện lớn nhưng nếu nhìn lại cuộc sống trước đó của họ thì chỉ toàn thất bại hoặc vừa trải qua một cú sốc lớn. Đã không ít người xăm mình để luôn được may mắn vì vừa đạt được thành công.

ro mot xam minh p2 he luy tu hinh xam
Nhiều người chọn khắc lên người chữ “Dũng”, chữ “Nhẫn” để trấn an, nhắc nhở bản thân.

Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn lại trở về với những thất bại, hình xăm lúc này như một điều ghê sợ và họ trượt dài. Nhiều trường hợp khắc tên người yêu lên da thịt lúc còn mặn nồng sau đó chia tay không thể nào xóa được cũng khiến người xăm dở khóc dở cười.

Những người yếu tâm lý hoặc tự ti cũng tìm đến hình xăm, khắc lên người chữ “Dũng”, chữ “Nhẫn” để trấn an, nhắc nhở, hoặc xăm hình đầu hổ, đầu sói như một lớp vỏ bọc mạnh mẽ cho bản thân.

Một số khác tìm đến việc xăm mình như một cách biểu lộ sự đồng cảm khi người họ thương yêu gặp đau buồn hay thất bại. Họ tìm lấy cảm giác đau thể xác do kim xăm để bày tỏ sự chia sẻ nỗi đau với bạn mình, và lưu lại hình xăm như một kỷ niệm buồn. Tất cả những trường hợp này đều xuất phát từ những chấn thương tâm lý và thiếu kỹ năng sống.

ro mot xam minh p2 he luy tu hinh xam
Xã hội cần có cái nhìn đúng hơn về nghệ thuật xăm và người sở hữu hình xăm.

Tiến sĩ tâm lý học Thái Sơn Minh cho rằng: “Thực tế cho thấy, người sở hữu hình xăm thường là những người gặp nhiều thất bại, một số xăm chỉ để khẳng định và cũng không ít người xem xăm là nhu cầu giải tỏa ức chế do bị chấn thương tâm lý hoặc thiếu kỹ năng sống. Những người đến với hình xăm mà không có cái nhìn đúng đắn thường muốn từ bỏ sau 6 tháng vì biên độ thay đổi tâm lý của con người rất ngắn, khoảng 6 tháng”.

Các tài liệu về sử học cho thấy, xăm mình là một môn nghệ thuật mang tính văn hóa có từ ngàn xưa và đã trở thành tục lệ trong đời sống cùa người Việt cổ. Người thợ xăm cũng luôn tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao tay nghề với tham vọng tạo ra được những sản phẩm trên da đẹp hoàn chỉnh và ý nghĩa nhất.

Tuy nhiên, qua thời gian và chịu nhiều những tác động chủ quan lẫn khách quan của xã hội, một số người đến với hình xăm vì mục đích khác đã làm xấu đi bộ mặt của môn nghệ thuật vẽ trên da này. Kết quả là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, trong khi một vài nước trong khu vực đang tự hào và “kiếm lời” từ môn nghệ thuật này của họ thì xã hội chúng ta vẫn còn đâu đó những cái nhìn không mấy thiện cảm với người xăm mình.

ro mot xam minh p2 he luy tu hinh xam
Xăm mình từng gắn liền với văn hóa dân gian.

Trong Việt sử giai thoại tập 1, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần có viết: “…Hễ người Việt là xăm mình, hễ ai xăm mình là người Việt. Bạn thích hay không thích tục xăm mình, đó là việc riêng của bạn, nhưng, trông tại ngàn xưa, xin bạn hãy ghi nhận cho rằng, chính tục ấy đã góp phần làm cho Hán và Việt biệt lập rõ ràng, và cũng chính nhờ sự biệt lập rõ ràng ấy, giờ này, bạn mới có thể ung dung mà nói: non sông ta”.

Chúng ta đang trên đường kiếm tìm và bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa của người Việt cổ, vậy thì có nên không nếu xã hội mở lòng dẹp bỏ thành kiến và quan tâm đến loại hình nghệ thuật này? Khi ấy, người thợ xăm, có thể xem là nghệ nhân, sẽ say mê cống hiến hơn và giới trẻ sẽ có cái nhìn ắt hẳn đúng đắn hơn khi tìm đến với hình xăm.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.