Mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh
Trẻ mặc ấm quá cũng có thể gây hại cho sức khỏe của con. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể trẻ ra mồ hôi, nếu mẹ không biết lau cho con, mồ hôi không thể thoát ra được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng da khác. Hơn thế nữa, mồ hôi có thể thấm ngược vào trong khiến trẻ bị cảm lạnh và viêm phổi.
Ngoài ra, nếu mặc quá ấm, trẻ cũng có thể tiết ra hết mồ hôi nên lượng nước tiểu trong cơ thể ít di, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
Bố mẹ có thể kiểm tra tay chân con để biết bé lạnh hay nóng. Nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo, lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con.
Giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài vì sợ lạnh
Mùa đông, khống khí và gió lạnh khiến nhiều bố mẹ cảm thấy e ngại trong chuyện cho trẻ ra ngoài trời. Tuy nhiên đó không phải là một cách hay. Bởi giữ trẻ ở trong phòng kín lâu ngày sẽ khiến trẻ ốm yếu và dễ mắc bệnh hơn.
Cho con mặc bỉm 24/24 Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Ảnh minh hoạ: Internet |
Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao
Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy, sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.
Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp với nhiệt độ khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa. Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm vào mùa đông như điều hòa, máy sưởi.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng vào các thiết bị này, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp gây ra khó thở ở trẻ em.
Tắm, rửa chân cho trẻ bằng nước quá nóng
Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn, nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.
Để bụng bé bị nhiễm lạnh
Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.
Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, bạn cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết... trước khi cho bé tham gia. Ảnh minh hoạ: Internet |
Giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài
Khi bạn cùng bé đi dạo, đi thăm người thân hoặc đơn giản là đi mua sắm, bạn cần chú ý:
- Mặc cho bé thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.
- Nếu trời lạnh, nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho con.
- Nếu thời tiết ấm áp, không cần mặc cho bé áo khoác quá dày.
- Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, bạn cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết... trước khi cho bé tham gia.
- Đối với các chuyến đi vào những ngày nắng ấm, bạn nên che chắn để bé không bị hắt ánh nắng trực tiếp, có thể dùng chăn mỏng hay miếng chắn nắng hoặc rèm trên xe.
Ngoài ra các mẹ cũng nên chú ý:
- Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều.
- Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần một cửa số đang mở, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo lên gió lạnh.
- Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
- Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Lưu ý, không để tóc bé bị ướt khi đội mũ.
- Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng. Nên loại bỏ bớt quần áo cho bé khi nhiệt độ tăng lên.
Cách xử trí khi da tổn thương do thời tiết lạnh
Khi ra ngoài hoặc làm việc trong những ngày rét đậm, rét hại, những phần cơ thể phải tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp ... |
Thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đau tim
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra tỷ lệ bị đau tim cao hơn khi nhiệt độ không khí ở dưới mức đóng băng. Trong ... |
Thời tiết lạnh giúp vết thương nhanh lành hơn
Bạn có biết thời tiết lạnh giá mùa đông cũng có một số lợi ích nhất định đối với sức khỏe của chúng ta, đặc ... |
Phòng viêm khớp dạng thấp mùa lạnh
Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở lứa tuổi ngoài 30, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng lạnh, rét bệnh thường xuất hiện nhiều hơn. ... |