Sáp nhập sở: 2 người 1 ghế giám đốc xử lý thế nào?

Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ ủng hộ việc thi tuyển cạnh tranh chức danh giám đốc sở khi sáp nhập 2 thành 1.

Trao đổi với VietNamNet về đề xuất sáp nhập một số sở trong dự thảo Nghị định quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ mà Bộ Nội vụ đang đưa ra lấy ý kiến, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ cho rằng, nên quy định các sở chuyên môn thống nhất trong cả nước.

sap nhap so 2 nguoi 1 ghe giam doc xu ly the nao
Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương Phạm Văn Tỏ. Ảnh:T.Hằng

“Nếu giao hết cho địa phương quyết định việc sắp xếp, sáp nhập sẽ có nhiều bất cập, dễ dẫn đến chủ quan tuỳ tiện và cũng rất khó cho địa phương khi thực hiện”, ông nói.

Theo ông Tỏ, có những tỉnh đặc thù thì nên quy định luôn sở đặc thù về chuyên môn. Ví dụ đối với những địa phương phát triển về du lịch thì quy định có Sở Du lịch; những địa bàn có đồng bào dân tộc thì quy định có Ban Dân tộc…

Minh bạch để không còn sở ‘sếp nhiều hơn lính’

Hải Dương từng nổi lên câu chuyện sở có 44/46 lãnh đạo. Theo ông, dự thảo Nghị định nên quy định như thế nào để khắc phục được tình trạng ‘sếp nhiều hơn lính’?

Từ trước đến nay không có quy định là bao nhiêu nhân viên thì có một lãnh đạo nên anh em ở địa phương cứ nghĩ, chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn của sở là đi chỉ đạo các tuyến cơ sở thì phải có vị trí mới xuống làm được việc. Chính vì vậy mới bổ nhiệm một cách không có cơ sở.

Theo tôi cũng nên quy định cứng bao nhiêu nhân viên trong 1 phòng thì có bao nhiều cấp phó. Nếu quy định có 7 nhân viên trở lên thì quy định cấp phó là bao nhiêu, còn 7 nhân viên trở xuống thì quy định rõ được 2 hay 1 cấp phó.

Quy định minh bạch, rõ ràng thì không có chuyện sở có lãnh đạo nhiều hơn nhân viên. Thực tế, ai cũng thấy nhiều lãnh đạo quá nhưng không phê bình người ta được. Còn một khi đã quy định cứng rồi, minh bạch rồi thì kiểm soát quyền lực tốt hơn.

Khi Nghị định này được ban hành, hàng loạt sở sẽ được sắp xếp, sáp nhập, số lượng sở sẽ giảm và chắc chắn sẽ dôi dư nhiều cấp phó. Bài toán này cần được giải như thế nào?

Theo quy định của TƯ, địa phương được bảo lưu, số lượng cấp phó tối đa trong 3 năm để sắp xếp. Trong 3 năm đó có mấy chính sách cần phải thực hiện. Một là thực hiện đối với người có nguyện vọng nghỉ theo nghị định 108 về tinh giản biên chế thì giải quyết cho người ta hưởng theo chế độ đó.

Thứ 2 là trong 3 năm đó, các cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm sắp xếp cán bộ dôi dư về những vị trí nào cho phù hợp. Cùng với đó là có chương trình cơ cấu lại công chức viên chức để xếp sắp số lượng cấp phó dôi dư vào.

Tôi nghĩ trong 3 năm thực hiện theo các chính sách, điều chuyển, sắp xếp lại cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phó thì cũng thuận lợi cho địa phương làm.

Thi tuyển cạnh tranh chức giám đốc sở

Có ý kiến cho rằng khi sáp nhập 2 sở làm 1 thì sẽ có 2 giám đốc nhưng chỉ có 1 ghế. Vì vậy nên thi tuyển cạnh tranh?

Theo tôi, nên áp dụng cơ chế thi tuyển. Khi ấy sẽ có hội đồng xem xét năng lực của 2 giám đốc đó.

Việc này không phải xem quy hoạch có hay không nữa bởi cả 2 người đang làm giám đốc rồi nên chỉ cần xem xét quá trình, năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nhiệm kỳ giữ chức giám đốc sở cũng như năng lực trình bày chương trình hành động của mình nếu được làm giám đốc sở sau khi sáp nhập. Kết hợp 2 điều này để xem xét bổ nhiệm giám đốc mới đảm bảo khả năng điều hành đơn vị mới tốt hơn.

Khi sáp nhập, khó khăn nhất là phải xếp sắp đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp sở. Thứ hai là các phòng chuyên môn phải nhập lại thì ngay số lượng trưởng phòng cũng dôi dư nhiều, sẽ có những phòng trùng nhau về chức năng nhiệm vụ như văn phòng, phòng kế hoạch tài chính sẽ nhập vào còn 1 thì số lượng trưởng phòng, phó trưởng phòng sẽ tính sao?

Vấn đề là phải làm sao tuyên truyền, động viên, giải thích để cho cán bộ, công chức phải hiểu, phải thông chính sách của Đảng, Nhà nước là cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và sắp xếp bộ máy cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

sap nhap so 2 nguoi 1 ghe giam doc xu ly the nao Sẽ sáp nhập, giải thể 1/4 số trường cao đẳng, trung cấp trong cả nước

Theo mục tiêu quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ-TB-XH, đến tháng 5 tới, phấn đấu cả nước chỉ còn ...

sap nhap so 2 nguoi 1 ghe giam doc xu ly the nao Nếu kết luận vi phạm, vụ sáp nhập giữa Uber-Grab có thể bị chia tách

Liên quan vụ thương vụ với Uber, luật sư cho biết nếu bị kết luận vi phạm thì vụ sáp nhập giữa Uber-Grab có thể ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.