Sau 10 năm, ai 'cứu' BOT Trung Lương - Mỹ Thuận?

Dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong khi áp lực giao thông lên các tuyến QL vẫn gia tăng.
sau 10 nam ai cuu bot trung luong my thuan
BOT Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến hoàn thành, khai thác vào năm 2020. (Ảnh: Báo Giao thông).

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chậm tiến độ khiến QL gặp khó

Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vừa qua, ghi nhận cho thấy một lượng phương tiện lớn ở các tỉnh miền Tây về TP HCM khiến nhiều tuyến QL ùn tắc nghiêm trọng. Trong khi đó, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được kì vọng giảm tải cho QL vẫn chậm tiến độ.

Được biết, Bộ GTVT từng chấp thuận việc hoàn thành, khai thác cao tốc trên vào năm 2020. Tuy nhiện, trên thực tế, cao tốc này vẫn chưa biết khi nào hoàn thiện.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận mới "cơ bản hoàn thành" việc giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, sản lượng thi công chỉ đạt khoảng 14-15%.

Phía Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cũng cho biết, nguồn vốn tín dụng của dự án vây 4 ngân hàng chưa được giải ngân do có nhiều điều kiện ràng buộc.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng yêu cầu thay nhà đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh. Đây là cổ đông chiếm 30% vốn của dự án hiện đang liên quan đến nhiều vụ án hình sự.

Đáng chú ý, theo Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, căn cứ qui định của Luật quản lí tài sản công, phương án để thực hiện việc hỗ trợ nguồn doanh thu thu phí tại dự án cao tốc Hồ Chí Minh - Trung Lương cho dự án cao tốc BOT Trung Lương - Mỹ Thuận không thể thực hiện được.

Do đó, theo tính toán, việc bỏ nguồn hỗ trợ thu phí này cần bù đắp vốn Ngân sách Nhà nước để đảm bảo Phương án tài chính với số tiền tối thiếu 3.900 tỉ đồng.

Chưa xem xét thay thế nhà đầu tư ở BOT Trung Lương - Mỹ Thuận

Theo tìm hiểu, mới đây Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng, Bộ GTVT nhằm "cứu" dự án này.

Cụ thể, BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đề nghị bổ sung nhân sự điều hành doanh nghiệp dự án, đề nghị bổ sung nhà đầu tư khác thay thế Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh.

Được biết, phương thức là thay thế bằng Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả hoặc bằng Công ty cổ phần đầu tư cầu đường CII.

Về đề xuất của Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, Bộ GTVT cho rằng trách nhiệm huy động vốn thực hiện dự án là của nhà đầu tư; nhà đầu tư cũng có trách nhiệm thực hiện hợp đồng BOT đã kí.

Bộ GTVT cho biết đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của nhà đầu tư và "việc tháo gỡ" đang được xem xét.

Đáng chú ý là đối với việc thay thế nhà đầu tư Yên Khánh, Bộ cho biết chưa xem xét, chấp thuận chuyển nhượng tại thời điểm này.

sau 10 nam ai cuu bot trung luong my thuan BOT Cai Lậy chưa thu phí trở lại vào ngày mai: Chủ đầu tư lên tiếng

Toàn cảnh BOT Trung Lương - Mỹ Thuận sau 10 năm triển khai

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức BOT có chiều dài 51,1 km; TMĐT ban đầu 14.678 tỉ đồng.

TMĐT điều chỉnh của dự án trên là 9.668,53 tỉ đồng theo Quyết định số 1700/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2017 của Bộ GTVT về việc điều chỉnh quy mô từ.

Được biết, vào tháng 5/2008, Công ty CP Phát triển đường cao tốc BIDV thành lập để triển khai dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và dự án này khởi động lần 1 vào tháng 11/2009.

Tuy nhiên, tháng 2/2012, Chính phủ giao Bộ GTVT tiếp nhận dự án do phí BIDV từ chối triển khai tiếp.

Đến tháng 10/2014, dự án được chấp thuận đầu tư theo hình thức BOT và được nhà nước hỗ trợ bằng quyền thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, Dự án trên tái khởi động ngày 07/02/2015, kế hoạch hoàn thành điều chỉnh năm 2020.

Cũng theo Bộ GTVT, tính đến đầu tháng 10/2018, tổng diện tích đất bồi thường của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khoảng 458ha, số hộ dân bị ảnh hường khoảng 3.000 hộ. Tổng kinh phí bồi thường theo Quyết định điều chỉnh dự án là 1.689 tỉ đồng (chưa tính dự phòng).

Đến nay, địa phương đã phê duyệt chi phí bồi thường là 1.330,4/1.689 tỉ đồng, bàn giao mặt bằng được 49,3/51,1km, đạt khoảng 96%.

Hiện mặt bằng của dự án này vướng ở nút giao An Thái Trung, nút giao Cái Bè và một số trụ điện.

Đối với công tác lựa chọn nhà thầu, Bộ GTVT cho biết đơn vị này đã chấp thuận kết quả lựa chọn nhà thầu 20/21 gói thầu xây lắp. Doanh nghiệp dự án đã kí hợp đồng chính thức một số gói thầu.

Theo Bộ này, tính đến tháng 10, công tác thi công trên hiện trường chậm khoảng 14-15% so với kế hoạch.

Về công tác giải ngân BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, nhà đầu tư đã giải ngân 1.807,04 tỉ đồng. Trong đó, giải phóng mặt bằng là 1.334,39 tỉ đồng, xây lắp là 279,48 tỉ đồng, chi khác 193,17 tỉ đồng.

sau 10 nam ai cuu bot trung luong my thuan BOT TP HCM - Long Thành - Dầu Giây: Bị cướp mới... lộ tiền thu phí

Tranh cãi số thu phí thực tế mỗi ngày tại cao tốc Long Thành - Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỉ đồng vẫn chưa ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.