Sau đợt tăng giá xăng dầu và điện, 9 đối tượng sau có thể được tăng lương từ ngày 1/7/2019

Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Nghị định quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để thay thế cho Nghị định 72/2018/NĐ-CP.
Sau đợt tăng giá xăng dầu và điện, 9 đối tượng sau có thể được tăng lương từ ngày 1/7/2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

9 đối tượng có thể được tăng lương từ ngày 1/7/2019

Theo đó, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.390.000 đồng/tháng lên thành 1.490.000 đồng.

Mức lương cơ sở này dùng làm căn cứ để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở. Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sau đây:

1. Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.

4. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, gồm:

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP.

- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP.

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Thay đổi cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức

Theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội, mức lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 được tính như sau:

- Công thức tính mức lương

(Mức lương thực hiện từ ngày 1/7/2019) = (Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng ) x ( Hệ số phụ cấp hiện hưởng).

- Công thức tính mức phụ cấp

Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

(Mức phụ cấp thực hiện từ 1/7/2019) = (Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x (Hệ số phụ cấp hiện hưởng)

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thêm niên vượt khung (nếu có)

(Mức phụ cấp thực hiện từ 1/7/2019) = (Mức lương thực hiện từ 1/7/2019 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ 1/7/2019+ Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ 1/7/2019) x (Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định).

Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

- Công chức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

(Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ 1/7/2019) = (Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x (Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng nếu có).

- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại Khoảng 5 điều 1 thông tư này.

Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:

(Mức hoạt động phí thực hiện từ 1/7/2019) = (Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) x (Hệ số hoạt động phí theo quy định)

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư này:

Từ ngày 1/7/2019, quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương đối khoán với mỗi cấp xã, thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP.

Dự kiến Thông tư nêu trên sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.

Như vậy, cùng với giá mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện từ đầu tháng 7/2019 lương của 9 đối tượng trên sẽ tăng.

Cụ thể, ngày 20/3, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 648/QĐ-BCT về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện.

Theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân mới sẽ là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Theo Quyết định trên, cụ thể giá bán lẻ điện cho sinh hoạt gồm 6 bậc: Bậc 1: cho kWh từ 0-50 sẽ chịu mức giá 1.678 đồng/kWh; Bậc 2: cho kWh từ 51 – 100 áp dụng mức giá 1.734 đồng/kWh; Bậc 3: cho kWh từ 101 – 200 áp dụng mức giá 2.014 đồng/kWh; Bậc 4: cho kWh từ 201 – 300 áp dụng mức giá 2.536 đồng/kWh; Bậc 5: cho kWh từ 301 – 400 áp dụng mức giá 2.834 đồng/kWh; Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên áp dụng giá 2.927 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước là 2.461 đồng/kWh.

Đối với các ngành sản xuất, giá bán lẻ điện cấp điện áp từ 110kV trở lên, trong giờ bình thường là 1.536 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 970 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.759 đồng/kWh.

Với cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV, giờ bình thường là 1.555 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.007 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.871 đồng/kWh.

Cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV, trong giờ bình thường là 1.611 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.044 đồng/kWh và giờ cao điểm là 2.964 đồng/kWh.

Cũng theo Quyết định trên, giá bán lẻ điện áp dụng cho các hộ kinh doanh, với cấp điện áp từ 22kV trở lên trong giờ bình thường là 2.442 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.361 đồng/kWh và giờ cao điểm là 4.251 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho các hộ kinh doanh với cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV trong giờ bình thường là 2.629 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.547 đồng/kWh và giờ cao điểm là 4.400 đồng/kWh. Với cấp điện áp dưới 6kV, giá bán trong giờ bình thường là 2.666 đồng/kWh, giờ thấp điểm là 1.622 đồng/kWh và giờ cao điểm là 4.587 đồng/kWh.

Ngoài ra, tại các khu tập thể cụm dân cư thành phố, thị xã, Quyết định 648 cũng quy định giá bán buôn điện sinh hoạt như sau: Đối với trạm biến áp do bên bán điện đầu tư: Bậc 1 cho kWh từ 0-50 là 1.568 đồng/kWh; Bậc 2 cho kWh từ 51-100 là 1.624 đồng/kWh; bậc 3 cho kWh từ 101-200 là 1.839 đồng/kWh; Bậc 4 cho kWh từ 201-300 là 2.327 đồng/kWh; Bậc 5 cho kWh từ 301-400 là 2.625 đồng/kWh; Bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên là 2.713 đồng/kWh.

Tương tự giá xăng dầu từ sau kỳ điều hành 18/3 đã có 3 kỳ tăng liên tiếp với mức tăng trung bình khoảng 1.000 đồng/lít.

Gần nhất vào chiều 2/5, xăng E5RON92 tăng 985 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 956 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 311 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 363 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 385 đồng/kg.

Hiện xăng E5RON92 có giá 20.688 đồng/lít; Xăng RON95-III có giá 22.191 đồng/lít.

chọn
[Photostory] Dự án có lượng booking khủng nhất Hà Nội trong quý I/2024
Ngày 1/3 vừa qua, CapitaLand đã chính thức khởi công dự án căn hộ cao cấp Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo CBRE, trong quý I, Lumi Hà Nội đã đạt được 4.500 booking, vượt hơn số lượng dự kiến chào bán ban đầu, giá bán dự kiến từ 66 triệu đồng/m2.