Vietjet muốn mở sàn thương mại điện tử ‘bán mọi thứ’

Hãng hàng không giá rẻ Vietjet vừa tiết lộ kế hoạch ra mắt một nền tảng thương mại điện tử mới. Nền tảng này bán ‘tất cả mọi thứ, từ dịch vụ tài chính cho đến hàng tiêu dùng’.

Nikkei Asian Review đưa tin Vietjet đặt mục tiêu triển khai dịch vụ thương mại điện tử trong vòng 2 năm. Hãng hàng không này sẽ hợp tác với các ngân hàng, khách sạn và các công ty khác.

Trước đó, AirAsia của Malaysia cũng đưa ra chiến lược tương tự, để tối ưu hóa lợi nhuận từ dữ liệu của khách hàng. AirAsia hướng đến việc thiết lập một nền tảng du lịch và fintech trực tuyến, chủ yếu thông qua các công ty con của mình. Hãng hàng không này cho biết họ đang đầu tư 20 triệu USD mỗi năm cho nỗ lực đa dạng hóa hoạt động của mình. Còn Vietjet từ chối đưa ra con số cụ thể cho dự án trên.

Theo Phó Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình, các hãng hàng không giá rẻ đang tìm cách tận dụng dữ liệu người dùng phong phú sẵn có, để mở rộng phạm vi ra ngoài du lịch và đánh trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của khách hàng.

https___s3-ap-northeast-1

Phó Tổng giám đốc Vietjet Nguyễn Thị Thúy Bình. (Ảnh: Nikkei Asian Review).

Bà Bình chia sẻ với Nikkei Asian Review rằng: "Thực hiện chiến lược 'hàng không tiêu dùng', chúng tôi sẽ triển khai một nền tảng thương mại điện tử để phục vụ không chỉ vé máy bay, mà còn có bất cứ thứ gì khách hàng cần. Tất cả các nhà cung cấp và đối tác sẽ tham gia nền tảng của chúng tôi, để phục vụ không chỉ cho 30 triệu hành khách của chúng tôi mà còn có hàng trăm triệu khách hàng tại Việt Nam và các nơi khác trên thế giới".

Bà cho biết thêm nền tảng này sẽ bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính, khách sạn, hàng tiêu dùng và nhiều hơn nữa. Ý tưởng là để các công ty đối tác trong các lĩnh vực tham gia nền tảng của Vietjet, và sử dụng công nghệ blockchain để thuận tiện chia sẻ các giao dịch giữa họ với nhau.

 Vietjet cho biết họ đã đàm phán được với một số công ty.

Phó Tổng giám đốc Vietjet cũng đề cập trọng tâm hiện tại là phục vụ cho lượng hành khách dự kiến khoảng 30 triệu người trong năm nay, tăng 30% so với năm 2018. Nhưng sau hai năm, bà tin rằng hành khách sẽ không phải là người duy nhất sử dụng nền tảng này. 

Bà Bình khẳng định: "Chúng tôi đang liên kết các công ty từng bước để làm cho hệ thống phong phú hơn".

vjc-15530161728541347719773

Bán mì gói, gấu bông và các mặt hàng khác trên máy bay góp phần giúp Vietjet thu về hơn 8.400 tỉ đồng trong năm 2018. (Ảnh: Vietjet).

Vietjet đang cố gắng tăng doanh thu phụ trợ từ các hoạt động phi hàng không, do chi phí nhiên liệu tăng gây áp lực lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Tổng doanh thu hàng không của công ty đã tăng 28% trong quý đầu tiên của năm tài chính 2019. Riêng doanh thu phụ trợ tăng 45%, trong đó phần bán mì gói và gấu bông lưu niệm cũng đã giúp hãng này thu về tiền tỉ.

Trước đó, vào tháng 6/2019, Vietjet công bố liên kết HD Saison cho phép hành khách mua trả góp bất kì vé máy bay nào với khoản vay từ 2-15 triệu đồng mà không cần trả trước hoặc xác nhận lương. Theo bà Bình, dịch vụ này cung cấp "cơ hội tốt cho những người chưa đủ ngân sách nhưng muốn đặt trước để hưởng giá vé rẻ. Đây là một cách mới để mua vé và là một trong những ví dụ về sự tích hợp giữa Vietjet với các đối tác".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.