Sau thép, tháp gió Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ cũng bị điều tra chống bán phá giá

Sau thép, Mỹ đã quyết định đưa sản phẩm tháp gió của Việt Nam vào diện điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Mỹ là 21 triệu USD.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (thuộc Bộ Công Thương), cuối tháng 7, Bộ thương mại Hoa Kì đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ 4 quốc gia, trong đó, có Việt Nam.

Sản phẩm tháp gió của 3 nước còn lại nhập khẩu vào Mỹ là Canada, Indonesia và Hàn Quốc cũng nằm trong diện điều tra của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

5b4132305dp8410615_umzs

Mỹ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam. (Ảnh: Thanh Niên).

Cụ thể, sản phẩm tháp gió của Việt Nam có mã HS 7308.20 và 8502.31 nằm trong diện điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp. Thời kì tiến hành điều tra để xác định biên độ bán phá giá và mức trợ cấp là từ đầu đến cuối năm 2018. 

Thời kì điều tra để xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước tại Mỹ là giai đoạn 3 năm 2016-2018.

Biên độ phá giá nguyên đơn cáo buộc cho sản phẩm tháp gió bị điều tra của Việt Nam từ 39,97-65,96%.

Cục phòng vệ thương mại cũng cho biết thêm thời gian tới Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ và Bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu tháp gió của Việt Nam cung cấp thông tin. 

Phía cơ quan chức năng của Mỹ dự kiến ban hành kết luận sơ bộ về thiệt hại với ngành sản xuất trong nước vào ngày 23/8 tới. Đồng thời, dự kiến ban hành kết luận sơ bộ về chống trợ cấp vào ngày 3/10, chống bán phá giá vào ngày 17/12.

"Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có liên quan của Việt Nam tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra để đạt được kết quả khả quan trong vụ việc đồng thời thường xuyên liên lạc, trao đổi với Cục để phối hợp xử lí vụ việc", đại diện đơn vị thuộc Bộ Công Thương cho biết.

Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại, giá trị xuất khẩu tháp gió trong năm 2018 của Việt Nam sang Mỹ khoảng 21 triệu USD. Đây không phải vụ kiện phòng vệ thương mại đầu tiên liên quan sản phẩm này.

Hồi tháng 4/2019, Bộ thương mại Hoa Kỳ đã có quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tháp gió thêm 5 năm nữa, và hàng năm có thể sẽ tiến hành rà soát hành chính để điều chỉnh mức thuế áp dụng.

Vụ việc này được Mỹ khởi xướng điều tra vào năm 2012, kết luận cuối cùng là áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp gió của Việt Nam.

Đầu tháng 7/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chính thức khẳng định có việc lẩn tránh thuế đối với sản phẩm tôn mạ và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam do có sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Với kết luận này, Hải quan Mỹ sẽ bắt đầu thu tiền đặt cọc, đồng thời áp dụng mức tiền cọc tương đương với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Đài Loan. Các quốc gia này đã bị Mỹ áp thuế từ năm 2016.

Tag:
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.