Sẽ điều chỉnh tăng giá BOT theo đúng lộ trình

Bộ GTVT vừa đề xuất Chính phủ xem xét, cho phép điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT đang khai thác theo đúng lộ trình tăng giá đã ký kết với nhà đầu tư.
Sẽ điều chỉnh tăng giá BOT theo đúng lộ trình - Ảnh 1.

Nhiều dự án BOT hiện chưa tăng phí theo lộ trình. (Ảnh M.H)

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 của Bộ GTVT sáng nay, 2/1, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, tình hình an ninh trật tự tại một số trạm thu phí BOT vẫn còn nhiều phức tạp, gây khó khăn trong công tác triển khai thu phí hoàn vốn các dự án.

“Bộ GTVT sẽ tiếp tục xử các tồn tại, bất cập tại các trạm thu phí đường bộ, trên nguyên tắc khả thi về phương án tài chính, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên gồm người sử dụng, nhà đầu tư, nhà nước,” ông Tuấn khẳng định.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng thừa nhận việc triển khai dự án thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 và 2 gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành theo chỉ đạo của Quốc hội, Thủ tướng.

Theo ông Tuấn, Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng xem xét cho phép thực hiện điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án BOT đang khai thác theo đúng lộ trình tăng giá đã ký kết với nhà đầu tư để hoàn vốn cho các dự án, tránh phát sinh nợ xấu; ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, kết quả xử từ năm 2018 đến nay đã giảm giá 41/62 dự án BOT, đồng thời xử bất cập tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ (trạm Liên Đầm quốc lộ 20, trạm Km11+625 quốc lộ 38, Buôn Hồ quốc lộ 14, Quán Toan-Cầu Nghìn, trạm Km957+400 quốc lộ 14, Thái Nguyên-Chợ Mới, Cai Lậy...).

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trước mắt chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các dự án BOT, Bộ GTVT chưa thực hiện việc tăng phí theo lộ trình trong các hợp đồng BOT, thời gian dừng tăng phí tới năm 2021.

Tính đến hết năm 2019 có khoảng 37 dự án phải tăng phí theo hợp đồng BOT (trong đó năm 2018 có 2 dự án, năm 2019 có 35 dự án), năm 2020 có 10 dự án, năm 2021 có 2 dự án, các dự án còn lại cơ bản tăng phí sau năm 2021. Hiện Bộ GTVT đã nhận được đề xuất của một số nhà đầu tư đề nghị tăng phí theo hợp đồng BOT.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.