Theo nhà sáng lập, hiện tại trên thị trường có hai loại sản phẩm về muỗi là diệt và xua muỗi. Trong đó, dòng diệt muỗi thường có hóa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Dòng xua muỗi thì phạm vi tác động hẹp. Chính vì thế, công ty đã tạo ra sản phẩm chống muỗi Odora với thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho sức khỏe và môi trường.
Với Odora, muỗi không thể cắn được người xung quanh do bị choáng váng, mất định hướng khi tác động bởi tinh dầu. Sản phẩm còn có công dụng xoa dịu vết côn trùng cắn, mùi hương tỏa ra rất dễ chịu.
Odora hiện đang có giá bán là 120 nghìn đồng/chai. Chi phí trực tiếp trên mỗi chai là 25%. Các sản phẩm được bán chủ yếu thông qua 55 đại lý.
Thành phần tinh dầu hiện tại thu mua từ các nhà cung cấp khác vì quy mô phòng thí nghiệm còn khá nhỏ, không đủ điều kiện để bảo quản và chưng cất tinh dầu.
(Ảnh: Shark Tank Việt Nam) |
Nữ startup cũng cho biết cô đã đầu tư khoảng 500 triệu đồng và sau hơn hai năm, công ty đã có lời. Trong đó, lợi nhuận năm 2016 là 108 triệu đồng, năm 2017 là 150 triệu đồng, doanh thu đạt 540 triệu.
Con số trên chưa bao gồm chi phí nhân viên vì công ty hoạt động theo quy mô gia đình. Nếu được đầu tư, sau ba năm nhà đầu tư có thể thu hồi vốn.
Các nhà đầu tư nhận định lợi nhuận 150 triệu mà startup đưa ra khá thấp nhưng cô lại định giá công ty lên đến 16-17 tỷ đồng, tức P/E gấp 100 lần.
Giải trình về việc định giá công ty, nhà sáng lập chia sẻ cô chọn đính giá theo phương pháp Berkus - phân chia từng giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 200 nghìn USD. Theo đó, công ty đã qua ba giai đoạn ban đầu, do vậy giá trị hiện tại sẽ là 600 nghìn USD.
Tuy nhiên, giải đáp này của startup không thuyết phục được các nhà đầu tư. Shark Phú cho rằng vốn 500 triệu, lãi 150 triệu/năm, tức lãi 30% trên vốn.
Về nguyên tắc, công ty chỉ được định giá P/E gấp ba lần giá. Nếu kêu gọi 250 triệu cho 15%, ông có thể đầu tư, con số hiện tại startup đưa ra không hợp lý. Do đó, ông quyết định từ chối rót vốn.
Đồng tình với quan điểm của Shark Phú, Shark Dzung cũng tuyên bố không đầu tư. Đây cũng là quyết định mà Shark Hưng và Hồng Anh đưa ra, dù nhận định Odora là một sản phẩm khá hữu dụng.
Cũng từ chối rót vốn nhưng lý do Shark Linh đưa ra lại nằm ở việc startup chưa vượt qua giai đoạn tạo sản phẩm thành công. Với tinh dầu, sản phẩm có hai yếu tố chính là: hiệu quả và an toàn. Việc chứng minh sự hiệu quả rất dễ nhưng công ty chưa đảm bảo được về mặt an toàn vì còn đang mua dầu nền bên ngoài. Thêm nữa, mô hình lại còn quá trẻ, do vậy bà quyết định không đầu tư.
Thương vụ khép lại trong sự tiếc nuối khi cả 5 “cá mập” đều từ chối rót vốn. Dù vậy, Thanh Điền vẫn coi đây là một bài học và kiên quyết sẽ đi rút kinh nghiệm và tiếp tục phát triển thương hiệu của bản thân.
Shark Tank Việt Nam: Nữ Start-up 9x 'ngây thơ' được hai Shark 8x lập 'liên minh' đầu tư
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, trở về nước sau hơn 9 năm sinh ... |
Shark Tank Việt Nam: Mối nhân duyên giữa Start-up có tâm và nhà đầu tư có tầm
Trong tập 13 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, xuất hiện trong bộ áo bà ba giản ... |
Shark Tank Việt Nam: Định giá phi lí, ứng dụng tập luyện cá nhân gọi vốn thất bại
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, cặp đôi Quỳnh Khanh và Minh Tân, đồng ... |
Shark Tank Việt Nam: Cấu trúc công ty rắc rối, startup vẫn được Shark Phú rót vốn 10 tỷ đồng
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, Yến Quân – nhà sáng lập của trung ... |
Shark Tank Việt Nam: Mô hình Start-up khiến Shark Hưng 'bất chấp cả thế giới' đầu tư 1 triệu USD
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Ngọc Minh và anh Sơn Tùng từ ... |