Mở đầu phần thuyết trình, Quỳnh Khanh cho biết đối tượng người dùng mà Nextfit nhắm đến là phân khúc khách hàng cao cấp, phụ nữ ở căn hộ cao cấp có sẵn không gian tập luyện trong độ tuổi từ 25-45.
Sản phẩm bắt đầu chạy từ tháng 1/2018, lợi nhuận Nextfit thu về cho mỗi buổi tập giữa PT (huấn luyện viên cá nhân) với khách hàng là 20%.
Nextfit hiện có tổng cộng 30 huấn luyện viên. Mức giá tập luyện dựa theo từng cấp độ của HLV, trung bình dao động từ 130 - 800 nghìn/giờ.
Mô hình này có thể định vị sản phẩm theo on-demant (theo yêu cầu), khách hàng có thể tự do chọn lựa PT khi có thời gian rảnh rỗi chứ không ràng buộc hợp đồng cố định.
Nextfit đã ra về mà không nhận được sự đầu tư từ các Shark (Ảnh: Shark Tank Việt Nam) |
Với chiến lược này, “cá mập công nghệ” Shark Dũng lập tức nhìn thấy sự sai lầm của Nextfit, ông đưa ra nhận định: “Start-Up đi theo on-demant là một sai lầm, cái rất cần ngay lập tức, book xe ba cuộc mà bị hủy thì lần sau không bao giờ sử dụng lại.
Bây giờ mới có 30 PT là số lượng rất chi ít, giả sử có 3500 PT thì mới có thể phục vụ on-demant, book phát có ngay, nhưng câu chuyện lúc đó, chỉ những top PT mới kiếm được tiền, còn những người ở sau không kiếm được tiền họ cũng out ra khỏi hệ thống. Mô hình on-demant tôi nghĩ không hiệu quả”.
Quay trở về vấn đề định giá, Quỳnh Trang cho hay tham vọng của Nextfit vào giữa năm 2019 có thể đạt doanh thu lên đến 600 nghìn USD, đến năm 2020 có thể thu hồi vốn.
Dựa theo mục tiêu người dụng và huấn luyện viên, đến 2022-2023 mở rộng ra nước ngoài để thu hút khoảng 600 người dùng, 72 nghìn PT.
Để hiện thực hóa, hai nhà sáng lập mong muốn kêu gọi đầu tư 200 nghìn USD đổi lấy 10% cổ phần để có nguồn kinh phí hỗ trợ PT trong việc kiếm thêm khách, sau đó PT sẽ giới thiệu người quen, bạn bè vào mạng lưới của Nextfit.
Quỳnh Khanh nhấn mạnh việc phát triển PT là thứ yếu, Nextfit chủ yếu là làm sao phát triển người dùng.
Cho rằng với mức tăng trưởng như hiện tại, đến 10 nữa Nextfit cũng chưa đạt được mức doanh thu như mong muốn, startup đã đưa ra mức định giá phi lý, lần lượt ba Shark Phú, Hồng Anh và Hưng đều lắc đầu từ chối.
Tương tự, Shark Linh cũng quả quyết lắc đầu. “Cá mập” đến từ Vina Capital cho startup lời khuyên: “Tôi thấy mô hình này chưa đủ sâu, nên nghĩ sâu hơn khách hàng mục tiêu này cần gì vẫn nói hơi chung chung”.
Shark Dzung Nguyễn nhận xét: “Cái công ty bán là PT, ít nhất là phải tập hợp được những PT giỏi nhất, có tiếng nhất và họ là người kéo khách hàng đến.
Khi có khách hàng vào đăng kí, phải đảm bảo hoạt động giữa khách hàng và PT được diễn ra. Từ đấy mới phát triển lên được.
Đó là điều sơ khai nhất của một startup, chưa làm được điều đó thì kế hoạch kinh doanh này rất chi là mơ mộng.
Cần phải về suy nghĩ lại mô hình, đối tượng mục tiêu, cách tiếp cận khách hàng”. “Cá mập công nghệ” quyết định không đầu tư vào dự án này.
Dù không may mắn bị cả 5 “cá mập” quay lưng nhưng Nextfit cũng không phải ra về tay trắng.
Hai nhà sáng lập Quỳnh Khanh và Minh Tân đã thu về được rất nhiều lời khuyên bổ ích từ các Shark, giúp Nextfit xem xét, sắp xếp lại định hướng phù hợp bởi đây là ngành tiềm năng, có thể đột phá.
Shark Tank Việt Nam: Mô hình Start-up khiến Shark Hưng 'bất chấp cả thế giới' đầu tư 1 triệu USD
Trong tập 12 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Ngọc Minh và anh Sơn Tùng từ ... |
Shark Tank Việt Nam: Vì sao mô hình bán kem từ New Zealand gọi vốn thất bại?
Trong tập 11 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, ba nhà đồng sáng lập Đức Thành - ... |
Shark Tank Việt Nam: 'Khắc tinh' của game Ipad xuất hiện, nhận đầu tư 500.000 USD từ Shark Thủy
Trong tập 11 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, đồng sáng lập, giám đốc điều hành của ... |
Shark Tank Việt Nam: Thách thức Flappy Bird – Start-up khiến các Shark ức chế từ chối đầu tư
Trong tập 11 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, CEO Phạm Mỹ Mãn đến từ công ty ... |