Sở GD&ĐT TP.HCM: 'Chúng tôi không tự ý biên soạn sách giáo khoa riêng'

Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Sở GD&ĐT TP.HCM đang phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam tập huấn người viết sách, biên soạn lại chương trình hiện hành để trao đổi kinh nghiệm.

Theo ông Đỗ Minh Hoàng, Sở GD&ĐT TP.HCM đang phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam tập huấn người viết sách, biên soạn lại chương trình hiện hành để trao đổi kinh nghiệm.

Trả lời chất vấn HĐND TP.HCM ngày 6/12, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM - cho biết thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội, Bộ GD&ĐT đồng ý cho TP.HCM triển khai bộ sách giáo khoa riêng.

Sở GD&ĐT đang chuẩn bị về nhân lực, có đủ chuyên gia, nhà trí thức cao cấp đứng đầu cả nước, định hướng đổi mới. Mọi dữ liệu được chuẩn bị sẵn, chờ Bộ GD&ĐT phê duyệt chính thức. Năm 2019 sẽ triển khai thí điểm, sau đó đánh giá lại rồi mới ban hành chính thức.

Trả lời báo Thanh Niên về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới - nói: “Tôi ngạc nhiên trước tuyên bố của giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM vì đến hiện tại, chương trình bộ môn chưa được ban hành, Bộ GD&ĐT mới thông qua chương trình tổng thể. Chương trình các môn học chưa công bố để lấy ý kiến nhân dân".

GS Thuyết cho rằng chương trình bộ môn công bố xong còn phải chỉnh sửa, thẩm định và vẫn có thể tiếp tục thay đổi. Có thể đến quý I/2018, bộ trưởng GD&ĐT mới ban hành được chương trình các môn học của giáo dục phổ thông. Căn cứ vào đâu để có thể biên soạn và ban hành sách giáo khoa?

Một số ý kiến khác đặt vấn đề về tính pháp lý của việc Sở GD&ĐT TP.HCM viết sách giáo khoa riêng, đồng thời nêu câu hỏi ai được viết sách giáo khoa?

TP.HCM đang chuẩn bị biên soạn sách giáo khoa

Trả lời Zing.vn sáng 8/12, ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM - khẳng định Bộ GD&ĐT đã đồng ý cho NXB Giáo dục Việt Nam phối hợp sở này xây dựng bộ sách giáo khoa từ năm 2016. Không phải sở tự ý đứng ra thực hiện.

Sở GD&ĐT phụ trách phần phản biện, biên tập và phối hợp các giáo sư của NXB Giáo dục Việt Nam. Việc biên soạn sách theo nguyên tắc chung là khi chưa có chương trình môn học thì chưa thể viết được. Chương trình khung các môn học cũng không thể thay đổi hoàn toàn so với chương trình cơ bản hiện hành.

so gddt tphcm chung toi khong tu y bien soan sach giao khoa rieng

Ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM. Ảnh: Sở GD&ĐT.

Ông Đỗ Minh Hoàng cho biết thêm Sở GD&ĐT TP.HCM đang thực hiện các bước chuẩn bị, chưa tiến hành biên soạn sách giáo khoa.

Cụ thể, sở đang tập huấn chuyên gia, nhà trí thức cao cấp để rõ quan điểm viết sách theo lối phát triển tư duy của học sinh, đồng thời viết lại các bài đã có trong sách giáo khoa để trao đổi kinh nghiệm.

“Theo dự kiến của Bộ GD&ĐT, năm 2018 sẽ có sách giáo khoa mới. Vậy, quy trình biên soạn sách giáo khoa của sở sẽ bị chậm lại một năm là 2019. Nếu tiến trình của bộ tiếp tục lùi thời gian, sở cũng sẽ lùi theo. Năm 2019 sẽ triển khai thí điểm, sau đó đánh giá lại rồi mới ban hành chính thức”, ông Hoàng nói.

Cần có sự thống nhất để không làm khó giáo viên

Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, một chương trình nhiều sách giáo khoa đã được đề cập tại Nghị quyết 88 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Sắp tới, Luật Giáo dục cũng quy định điều này.

Nghị quyết 88 quy định: "Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chí đánh giá sách giáo khoa và phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ ban hành cơ chế tài chính bảo đảm công bằng trong việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa".

so gddt tphcm chung toi khong tu y bien soan sach giao khoa rieng

TS Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - cho hay vấn đề một chương trình nhiều sách giáo khoa đã được đề cập tại Nghị quyết 88 của Quốc hội. Ảnh: Quyên Quyên.

Nghị quyết khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa, được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn.

TS Vũ Đình Chuẩn cho hay trước đây, chúng ta chỉ thực hiện một chương trình một bộ sách giáo khoa. Việc thay đổi này thể hiện sự dân chủ trong phát triển sách giáo khoa và tư liệu dạy học cho tất cả cấp học. Nó sẽ phát huy được trí tuệ tập thể, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Trước đó, GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, thông tin chủ trương một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa các nước khác đã làm từ rất lâu.

so gddt tphcm chung toi khong tu y bien soan sach giao khoa rieng

GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT.

"Ví như Liên Xô, một chương trình cũng có 8 bộ sách giáo khoa. Về phương pháp, các bộ sách sẽ thể hiện những điểm mạnh và yếu. Tuy nhiên, việc có nhiều bộ sách giáo khoa sẽ tạo ra tính đa dạng về kiến thức, đảm bảo tính thống nhất về chương trình và trình độ", GS Quân nói.

Bản chất của một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa không phải để xóa bỏ cái độc quyền mà là tạo sự đa dạng.

Nguyên bộ trưởng GD&ĐT ủng hộ chủ trương này, bởi cùng một chương trình nhưng có thể sách giáo khoa cho các vùng miền có thể khác nhau, để học sinh dễ hiểu. Bởi lẽ, bộ sách nào thì nội dung chương trình cũng là chung, cùng do Bộ GD&ĐT ban hành.

Bà Lê Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Nội, nói khi có nhiều bộ sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT nên kiểm duyệt để nhà trường có nhiều lựa chọn.

Nữ hiệu trưởng bày tỏ sự mong muốn có những bộ sách được thẩm định chất lượng, không gây khó chịu cho phụ huynh và giáo viên.

so gddt tphcm chung toi khong tu y bien soan sach giao khoa rieng Năm 2019 TP.HCM có bộ sách giáo khoa riêng

Theo ông Lê Hồng Sơn, năm 2019, Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ triển khai thí điểm sách giáo khoa riêng. Việc biên soạn do những chuyên ...

chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.