Sở Giao thông Hà Nội lý giải 2 cung đường nghìn tỷ xuống cấp

Trả lời phản ánh của Zing.vn, Sở GTVT Hà Nội cho biết đường vành đai 3 trên cao, Đại lộ Thăng Long đang được các cơ quan chức năng tích cực xử lý hằn, lún.

Sở GTVT Hà Nội vừa có công văn phản hồi Zing.vn về bài viết Cận cảnh những đường vành đai Hà Nội xuống cấp. Theo đơn vị này, các đoạn đường báo phản ánh đang được các đơn vị chức năng gấp rút xử lý.

Đối với cầu Thanh Trì và đường vành đai 3 trên cao được đưa vào sử dụng tháng 7/2007. Đến đầu năm 2013, Bộ GTVT đã bàn giao cho UBND Hà Nội quản lý, bảo trì khai thác.

Theo Sở GTVT Hà Nội, khi Hà Nội nhận bàn giao, trên mặt cầu Thanh Trì xuất hiện các vệt hằn, lún sâu đến 10 cm. Tình trạng này gây mất an toàn giao thông. Ngoài ra, trên cầu thanh trì còn có một số khe co giãn bị hư hỏng.

so giao thong ha noi ly giai 2 cung duong nghin ty xuong cap

Đường Đại lộ Thăng Long xuất hiện những vết hằn lún sâu gần 10 cm. Ảnh: Lê Hiếu.

Ngay khi tiếp nhận, Sở GTVT thực hiện công tác bảo trì, xử lý vết hằn lún, thay tế 10 khe co giãn trên cầu Thanh Trì; Thảm bê tông mặt mặt cầu, đường bị trồi lún…. Điều chỉnh biển báo hạn chế tốc độ từ 90 km/h xuống 80 km/h.

Đại lộ Thăng Long được Bộ GTVT bàn giao cho Hà Nội từ năm 2010 đến 2015. Khi thành phố tiếp nhận đã có hiện tượng hằn, lún mặt đường và các cầu.

Việc sửa chữa hư hỏng, hằn lún vệt bánh xe, lún các đầu cầu với khối lượng kinh phí lớn. Sở GTVT đang tổng hợp báo cáo UBND thành phố cho thực hiện dự án riêng.

so giao thong ha noi ly giai 2 cung duong nghin ty xuong cap

Sở GTVT Hà Nội cho biết đang tích cực xử lý những vết hằn lún trên đường vành đai 3 trêm cao. Ảnh: Lê Hiếu.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng đường vành đai Hà Nội hiện nay mật độ xe quá khổ quá tải trùng phục ngày đêm. Điều này dẫn đến nhiều vị trí hằn lún mới.

Sở đã khảo sát và kiến nghị UBND Hà Nội cho lập dự án riêng để sửa chữa đảm bảo an toàn.

Đường vành đai 3 trên cao dài hơn 10 km, thiết kế 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án là nút giao Mai Dịch, điểm kết thúc là cầu Thanh Trì. Dự án co Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Đường Đại lộ Thăng Long dài hơn 29 km đi qua 4 quận huyện với tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án là nút giao Phạm Hùng - Trần Duy Hưng, điểm cuối ngã tư giao với Quốc lộ 21A. Dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.