So sánh gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào có lãi suất cao nhất tháng 7/2021

Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trong tháng này hiện là 8,2%/năm, ghi nhận được tại Ngân hàng Phương Đông (OCB).

Khảo sát tại 30 ngân hàng thương mại trong tháng 7, nhiều ngân hàng đã có động thái thay đổi biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm so với trước đó. Mức lãi suất cao nhất của các ngân hàng này ghi nhận được trong phạm vi từ 5,5%/năm đến 8,2%/năm.

Ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất tiếp tục gọi tên Ngân hàng Phương Đông (OCB) với lãi suất là 8,2%/năm. OCB đang huy động mức lãi suất cao nhất này dành cho các khánh hàng có khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên đăng ký gửi tại kỳ hạn 13 tháng, lãi trả vào cuối kỳ.

Mức lãi suất ngân hàng cao thứ hai ghi nhận được là 7,4%/năm, đang được Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) niêm yết cho các khoản tiền gửi từ 30 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng. Trong trường hợp khoản tiết kiệm có số dư nhỏ hơn, khách hàng chỉ được hưởng lãi suất là 6,6%/năm khi gửi tiền tại kỳ hạn này.

Tiếp theo đó là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) với lãi suất tiết kiệm ấn định tại kỳ hạn 12 tháng là 7,1%/năm. Tuy nhiên khách hàng cần đạt điều kiện là số tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên để được nhận mức lãi suất này. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo lãi suất tiết kiệm tại một số ngân hàng khác như: MSB (7%/năm), LienVietPostBank (6,99%/năm), HDBank (6,95%/năm)...

So sánh lãi suất trong nhóm Big4 ngân hàng có vốn nhà nước, lãi suất cao nhất tại 4 ngân hàng này vẫn không thay đổi so với tháng trước. Nhóm các ngân hàng VietinBank, BIDV và Agribank có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm, không đổi so với tháng trước.

Trong khi đó lãi suất tiền gửi cao nhất tại Vietcombank lại giảm 0,1 điểm % xuống mức 5,5%/năm, thấp hơn so với 3 “ông lớn” trong nhóm. Cũng có thể thấy, lãi suất ngân hàng  Vietcombank đang ở mức thấp nhất trong bảng so sánh lãi suất của các ngân hàng trong tháng 7 này. 

Bảng so sánh lãi suất ngân hàng tại 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước

STT

Ngân hàng

LS cao nhất

Điều kiện

1

Ngân hàng OCB

8,20%

13 tháng, 500 tỷ đồng trở lên

2

ACB

7,40%

13 tháng, từ 30 tỷ trở lên

3

Techcombank

7,10%

12 tháng, 999 tỷ trở lên

4

MSB

7,00%

12 tháng, 13 tháng (200 tỷ trở lên)

5

LienVietPostBank

6,99%

13 tháng (từ 300 tỷ trở lên) và 60 tháng

6

HDBank

6,95%

13 tháng, 300 tỷ trở lên

7

MBBank

6,90%

24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ

8

Ngân hàng Việt Á

6,90%

15 - 36 tháng

9

SCB

6,80%

12-36 tháng

10

Kienlongbank

6,75%

18, 24,36 tháng

11

Ngân hàng Bắc Á

6,70%

15 - 36 tháng

12

Ngân hàng Bản Việt

6,70%

60 tháng

13

PVcomBank

6,65%

36 tháng

14

SeABank

6,63%

36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên

15

VPBank

6,60%

24 tháng Từ 50 tỷ trở lên

16

OceanBank

6,60%

18, 24, 36 tháng

17

Ngân hàng Quốc dân (NCB)

6,55%

18 - 60 tháng

18

VietBank

6,50%

15 - 36 tháng

19

Saigonbank

6,50%

13 tháng

20

SHB

6,40%

36 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ

21

ABBank

6,40%

48 và 60 tháng

22

TPBank

6,30%

18, 36 tháng

23

Sacombank

6,30%

13 tháng, Từ 300 tỷ trở lên

24

Eximbank

6,30%

15 - 24 tháng

25

Ngân hàng Đông Á

6,30%

13 tháng

26

VIB

6,20%

24 và 36 tháng, từ 1 tỷ trở lên

27

Agribank

5,60%

12 tháng đến 24 tháng

28

VietinBank

5,60%

Từ 12 tháng trở lên

29

BIDV

5,60%

12 - 36 tháng

30

Vietcombank

5,50%

12 tháng

Nguồn: Q. Chi tổng hợp.

 

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.