So sánh máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp chi tiết nhất 2022

Với nhiều tính năng vượt trội, máy nóng lạnh được xem là một thiết bị phòng tắm được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Để lựa chọn loại máy phù hợp nhất với mục đích sử dụng của gia đình, bạn có thể tham khảo thông tin so sánh máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp sau đây.

Cấu tạo và đặc điểm của máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp

Muốn so sánh máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp, trước hết bạn cần xem qua các ưu và nhược điểm của từng loại qua phần dưới đây:

Cấu tạo và đặc điểm của máy nóng lạnh trực tiếp

Máy nóng lạnh trực tiếp là thiết bị làm nóng nước sinh hoạt mà không cần sử dụng bình chứa nước bên trong. Máy có kích thước nhỏ gọn, đi cùng cơ chế làm nóng nước bằng thanh điện trở (tối đa khoảng 55°C), sau đó nước nóng được trực tiếp ra vòi để người dùng có thể sử dụng ngay lập tức.

Một máy nóng lạnh trực tiếp được cấu tạo từ các bộ phận như thanh gia nhiệt, van, vỏ máy, nút điều chỉnh nhiệt độ, đèn báo, bộ lọc nước,... Bên cạnh đó, máy còn được trang bị thêm các bộ cảm biến an toàn như cầu giao chống giật ELCB, cảm biến lưu lượng nước và cảm biến nhiệt độ giúp máy tự động ngắt trước khi nhiệt độ vượt ngưỡng mức cho phép.

Máy nóng lạnh trực tiếp có điểm nổi bật và hạn chế như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian diện tích

- Lắp đặt máy đơn giản, dễ dàng

- Làm nóng nước gần như ngay lập tức

- Trang bị nhiều hệ thống an toàn, bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro về điện, bị bỏng hay cháy nổ

- Được tích hợp vòi sen đi kèm tiện lợi (một số vòi sen còn có tính năng kháng khuẩn hoặc có tia massage)

- Đa dạng về mẫu mã và hãng sản xuất

- Cần được lắp đặt ở nơi có áp lực nước lớn, nguồn điện ổn định để đảm bảo khả năng vận hành tốt nhất

- Lãng phí nhiều điện năng, không phù hợp với những gia đình nhiều thành viên

- Không phù hợp với môi trường có nhiệt độ quá lạnh, vì khả năng làm nóng nước của máy chỉ ở mức 45 - 55°C

Ảnh: Điện máy Thiên Phú

Đặc điểm và tính chất của máy nóng lạnh gián tiếp

Máy nóng lạnh gián tiếp là thiết bị làm nóng nước có sử dụng bình chứa nước lớn bên trong để đun nước nóng đến nhiệt độ cài đặt từ 5 tới 15 phút. Với cơ chế hoạt động là lấy nước nóng pha với nước lạnh để cho ra nước ấm, người dùng cần mua thêm vòi chia nóng lạnh. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể điều chỉnh van đầu ra sang trái hoặc phải để dòng nước thoát ra được lạnh hơn hoặc nóng hơn.

Loại máy nóng lạnh gián tiếp có khả năng làm nóng nước đến 70°C, cho phép bạn chỉ cần nấu nước một lần là có thể sử dụng được nhiều lần mà không cần phải đun lại. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng máy này cho khu vực bồn tắm và bồn rửa mặt.

Một trong những điều khiến máy nóng lạnh gián tiếp được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn đó là máy được trang bị cầu giao chống giật ELCB, cảm biến lưu lượng nước và cảm biến nhiệt độ, do đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Dưới đây là những ưu, nhược điểm của máy nóng lạnh gián tiếp mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm

Nhược điểm

- Dung tích bình chứa lớn, chỉ cần nấu một lần là có thể dùng được nhiều lần

- Tiết kiệm điện năng

- Sử dụng cùng lúc cho nhiều nơi như: bồn tắm, bồn rửa mặt,...

- Tích hợp đầy đủ hệ thống an toàn, bảo vệ tuyệt đối cho người dùng

- Có thể lắp đặt âm tường, tiết kiệm diện tích, mang lại sự thẩm mỹ cho không gian

- Phù hợp với mọi khu vực địa lý

- Tốn thời gian để làm nóng nước trước khi sử dụng

- Tốn thêm chi phí để mua thêm vòi chia nóng lạnh

- Lắp đặt khá khó khăn, tốn nhiều thời gian

Ảnh: Năng lượng mặt trời Ariston

So sánh máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp

Để biết được nên chọn sử dụng máy nước nóng nào, bạn có thể tham khảo những tiêu chí so sánh máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp sau đây:

Điểm giống nhau

- Đều dùng để làm nóng nước trước khi tắm hoặc rửa mặt

- Đều được lựa chọn sử dụng rộng rãi

- Đều được tích hợp đầy đủ hệ thống an toàn, bảo vệ tuyệt đối cho người dùng

- Đều đa dạng mẫu mã và hãng sản xuất

Điểm khác nhau

Tiêu chí

Máy nóng lạnh trực tiếp

Máy nóng lạnh gián tiếp

Cơ chế hoạt động

Thiết bị này hoạt động bằng cách đốt nóng nước trực tiếp và dựa vào công tắc sẽ đóng khi có nước đang chảy qua cũng như tự động ngắt khi không có nước

Thực hiện đốt nóng nước thông qua bình chứa được thiết kế riêng biệt

Khả năng tiêu thụ điện

Công suất tiêu thụ điện trong 1 giờ từ 3,5 – 5,5 kW

Công suất tiêu thụ điện trong 1 giờ vào khoảng 2kW

Kích thước bình chứa

Kích thước nhỏ gọn, sang trọng, hình chữ nhật, dễ dàng lắp đặt, mẫu mã đa dạng

Kích thước hình vuông và hình chữ nhật, trọng lượng >10kg, khó lắp đặt ở nhà tắm có diện tích nhỏ

Điều kiện lắp đặt

Lắp đặt tại nơi áp lực nước lớn, điện áp đủ mạnh, không thích hợp khi lắp trong môi trường quá lạnh vì khả năng đốt nóng chỉ tầm 40 - 50 độ C

Không cần áp lực nước và điện mạnh nhưng vị trí phải kiên cố, chắc chắn đảm bảo trọng lượng >100kg, thích hợp với mọi khu vực có nhiệt độ thấp

Khả năng làm nóng

Làm nóng lạnh chỉ trong vài giây

Làm nóng chậm, trong khoảng 15 – 30 phút, tuy nhiên khả năng an toàn cao, tiết kiệm điện và sử dụng được nhiều lần

Giá bán

1.400.000  – 5.000.000 đồng

2.000.000  – 4.500.000 đồng (phụ thuộc vào dung tích bình chứa)

Ảnh: Hương Đinh

Với những thông tin so sánh máy nóng lạnh trực tiếp và gián tiếp trên, bạn có thể tham khảo để lựa chọn loại máy phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.