Sốc với tình trạng lao dốc tại 'ông trùm xây dựng' Coteccons

Với lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cùng giảm 71% so với cùng kỳ, đạt lần lượt hơn 156 tỷ đồng và gần 124 tỷ đồng, “ông trùm xây dựng” Coteccons ghi nhận kết quả kinh doanh thấp nhất suốt 4 năm qua kể từ quý 2/2015.

Công ty CP Xây dựng Coteccons (mã chứng khoán CTD) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2019 với kết quả gây thất vọng.

Theo đó, trong quý 2 năm nay, Coteccons đạt doanh thu thuần trên 5.788 tỉ đồng, giảm 30% so với cùng năm ngoái. Trong đó, sự sụt giảm chủ yếu do doanh thu hợp đồng xây dựng sụt mạnh so với quý 2/2018, đây cũng là nguồn thu chính của Coteccons, đạt 5.782 tỉ đồng.

Tuy giá vốn hàng bán thấp hơn 28% so với cùng lợi nhuận gộp của Coteccons vẫn rất thấp, chỉ đạt 184 tỉ đồng, giảm tới 67% so với quý 2/2018.

Trong khi chi phí tài chính bằng 0 thì doanh thu hoạt động tài chính của Coteccons giảm 10% còn gần 72 tỉ đồng. “Ông lớn xây dựng” còn phát sinh khoản lỗ từ liên doanh, liên kết hơn 10 tỉ đồng (cùng có lãi hơn 1 tỉ đồng).

Do vậy, dù đã tiết giảm được 24% chi phí quản doanh nghiệp xuống còn hơn 95 tỉ đồng thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Coteccons vẫn “bốc hơi” 71% so với kết quả đạt được của cùng năm ngoái.

Thêm vào đó, lợi nhuận khác cũng chỉ mang lại cho Coteccons hơn 6 tỉ đồng, giảm 58%; lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế cùng giảm 71% còn lần lượt hơn 156 tỉ đồng và gần 124 tỉ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong 4 năm qua của Coteccons kể từ quý 2/2015.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2019, Coteccons đạt 10.038 tỉ đồng doanh thu thuần, giảm 20% so với nửa đầu năm 2018; lãi trước thuế 883 tỉ đồng và lãi sau thuế hơn 718 tỉ đồng, lần lượt giảm 55% và 56% so cùng .

Với kết quả này, doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Bá Dương mới chỉ hoàn thành 37% kế hoạch doanh thu và 24% kế hoạch lợi nhuận của cả năm 2019 mà đại hội đồng cổ đông đã giao.

Sốc với tình trạng lao dốc tại 'ông trùm xây dựng' Coteccons - Ảnh 1.

"Ông trùm ngành xây dựng" gây bất ngờ khi kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh

Mới đây, Coteccons cũng ghi nhận biến động ở hàng ngũ lãnh đạo cấp cao với việc ông Phan Huy Vĩnh từ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc. Sinh năm 1972, ông Phan Huy Vĩnh đã có quá trình làm việc gắn bó nhiều năm tại Coteccons kể từ 2004 với vị trí Chỉ huy trưởng, Giám đốc Khối xây lắp.

Tại Coteccons vừa qua cũng đã cho thấy những đường hướng không thống nhất giữa nội bộ cổ đông công ty, mà bằng chứng rõ nhất là phương án sáp nhập Ricons được lãnh đạo công ty này đưa ra với sự tư vấn của PwC song vẫn vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cổ đông lớn Kustocem.

Coteccons chính là tổng thầu xây dựng Landmark 81, toà tháp cao nhất Việt Nam và thuộc top 10 toà tháp cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là trước khi toà nhà này hoàn thành thì cổ phiếu CTD tăng trưởng nóng và chạm đỉnh hơn 231.000 đồng vào ngày 14/11/2017. Song mã này sau đó đã quay đầu giảm khi tập đoàn cơ bản hoàn thành dự án.

Trên thị trường chứng khoán phiên 17/7, cổ phiếu CTD của Coteccons vẫn tăng giá 2.100 đồng tương ứng tăng 1,9% lên 112.500 đồng/cổ phiếu. Mã này đạt mức tăng gần 10% trong vòng 1 tháng qua song vẫn bị mất hơn 20% giá trị so với thời điểm 1 năm trước. Cách đây 1 tháng cũng là thời điểm CTD tạo đáy với mức giá thấp nhất là 96.600 đồng.


chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.