Sơn La: Khánh thành nhà máy chế biến hoa quả tươi vốn đầu tư 3.500 tỉ đồng

Trong giai đoạn 1, nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ có mức đầu tư là 1.200 tỉ đồng cùng công suất chế biến 300 tấn rau, quả, thảo dược/ngày.

Ngày 20/9, tại xã Lóng Luông (Vân Hồ), UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Tập đoàn TH tổ chức Lễ khánh thành và gắn biển công trình Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ, báo Sơn La đưa tin.

Nhà máy được xây dựng tại bản Co Chàm, xã Lóng Luông (Vân Hồ); qui mô trên 14 ha, tổng vốn đầu tư 3.500 tỉ đồng. 

Trong giai đoạn 1, mức đầu tư là 1.200 tỉ đồng, công suất chế biến 300 tấn rau, quả, thảo dược/ngày. Giai đoạn này, sẽ giải quyết 15.000 ha vùng nguyên liệu; tập trung chế biến các loại quả nhãn, ổi, xoài, cam, chanh leo, táo mèo...; sản xuất các loại nước ép rau, củ, quả tự nhiên, không qua xử lí nhiệt. 

Sơn La khánh thành nhà máy chế biến hoa quả tươi trị giá 3.500 tỉ đồng - Ảnh 1.

Dây chuyền sản xuất của Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ. (Ảnh: Báo Sơn La).

Nhà máy sử dụng các công nghệ mới và hiện đại trong sản xuất nước hoa quả gồm: Công nghệ trích ly hoàn toàn tự động, công nghệ chế biến áp suất cao HPP (công nghệ chế biến bằng áp suất cao trong thời gian ngắn, không dùng nhiệt, lưu giữ được màu sắc, hương vị, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm).

Sản phẩm được đóng gói tiệt trùng vào túi Bag in Box 20 kg và dạng thùng phuy 220 lít, bảo quản lạnh âm 18oC.

Khi chính thức đi vào sản xuất, giai đoạn 1, các sản phẩm sẽ được bán trong nước và xuất khẩu cho các nhà máy làm nguyên liệu chế biến nước ép trái cây; đến giai đoạn 2, bán trực tiếp ra thị trường cho người tiêu dùng, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy cho rằng nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp, HTX kết nối chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bền vững; gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu. 

Theo đó, tỉnh Sơn La cam kết sẽ đồng hành cùng Tập đoàn TH; chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu an toàn, bền vững, đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho nhà máy; kết nối xây dựng chuỗi cung ứng nguyên liệu gắn với chế biến, đáp ứng công suất chế biến của nhà máy.

chọn
Hà Nam chi hơn nghìn tỷ làm 5 km đường trục phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, hoàn thành năm 2027
Đường trục dọc phía đông cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (đoạn từ sông Châu đến hết địa phận TP Phủ Lý) có chiều dài hơn 5 km, với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.