Vừa qua, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (nay là tỉnh Bắc Ninh sau sáp nhập) đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng tuyến đường tỉnh 293 kéo dài đoạn từ ngã ba Khám Lạng đi Quỷnh, xã Nghĩa Phương.
Theo đó, tuyến ĐT 293 hiện tại đang đi chung với QL37 và qua cầu Lục Nam cũ dẫn đến việc quá tải trên QL 37 và cầu Lục Nam đồng thời chưa khai thác được một cách hiệu quả nhất tuyến đường ĐT 293.
Dự án này là tuyến đường kết nối thẳng ĐT 293 tại vị trí giao cắt với QL 37 (Km20 đến Km 30+165 - ĐT 293) trở thành trục quan trọng trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Lục Nam. Tuyến đường sau khi hình thành sẽ góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị Lục Nam nói riêng và tỉnh Bắc Ninh mới nói chung.
Tuyến ĐT 293 hiện nay. (Ảnh: Báo Xây dựng).
Theo thông tin từ chủ dự án, dự án này sẽ đi qua địa phận hai xã mới của tỉnh Bắc Ninh sau sáp nhập bao gồm xã Nghĩa Phương và xã bắc Lũng (trước đây là các xã Khám Lạng, xã Huyền Sơn, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang).
Dự án gồm hai hạng mục bao gồm xây dựng tuyến đường kết nối từ ngã ba Khám Lạng đến ĐT 293 tại Quỷnh và xây dựng cầu vượt sông Lục Nam. Trong đó, đường kết nối từ ngã ba Khám Lạng đến ĐT 293 tại Quỷnh có điểm đầu tại lý trình Km24+769.70 – QL 37; Km20 – ĐT 293) và tạo thành ngã tư giao bằng với QL 37 và ĐT 293; điểm cuối tại Km 30+165 – ĐT 293).
Hướng tuyến dự án. (Ảnh chụp từ văn bản).
Về hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án, phạm vi tuyến đi qua chủ yếu là đất bãi, đất nông nghiệp, kênh mương, ao hồ, cục bộ một số đồi cao và một số khu dân cư rải rác.
Trong phạm vi tuyến dự án có cắt qua kênh Yên Lại (Km22+162 lý trình kênh) là kênh thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương.
Tuyến đường nghiên cứu có chiều dài khoảng 9 km với hiện trạng chủ yếu là đất nông nghiệp, kênh mương thủy lợi, đường giao thông hiện trạng, nội đồng và một phần nhỏ đất thổ cư khi đi qua các khu vực khu dân cư.
Theo kết quả của các cuộc khảo sát thực địa cho thấy, trong quá trình thực hiện dự án sẽ tiến hành thu hồi vĩnh viễn các loại đất khác nhau, phá dỡ, di dời và phát quang thực vật. Cụ thể, tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng gần 20 ha, trong đó, 6,3 ha là đất phi nông nghiệp và hơn 13,6 ha đất nông nghiệp.
Về hướng tuyến, đoạn Km 0 – Km 3+677.7 trùng với tim quy hoạch của đoạn tuyến thuộc quy hoạch chi tiết điểm dân cư dịch vụ, du lịch – thương mại công nghiệp xã Khám Lạng – Tiên Hưng.
Km 3+677.7 – Km 4+680.06: Tuyến đi trùng đường cũ (ĐH 73) mới cải tạo. Tim tuyến hoạch định trên cơ sở tận dụng tối đa mặt đường cũ vừa xây dựng và hệ thống rãnh dọc bên phải tuyến, hạn chế nâng cao cao độ đường đỏ, tránh ảnh hưởng đến dân cư bên phải tuyến.
Đoạn Km 4+680.06 – Km 8+100 có tim tuyến đi qua khu đồi núi, ao, ruộng và một số khu dân cư rải rác theo quy hoạch vùng được duyệt. Đoạn Km 8+125.43 - Km 8+701.26 có tim tuyến đi trùng với đoạn tuyến thuộc quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư trung tâm xã Nghĩa Phương.
Về quy mô xây dựng dự án, đoạn đầu tuyến Km0+00-Km1+611,87 (đầu cầu) có chiều rộng nền đường 58,5m; mặt đường xe chạy 21 m; dải phân cách giữa 1,5 m; dải phân cách 2 bên 2 x 2 m = 4 m; đường gom 18 m; vỉa hè 14 m.
Quy mô thực hiện phân kỳ đầu tư sẽ đầu tư phần xe chạy của làn chính và dải phân cách giữa, chưa đầu tư phần đường gom, dải phân cách bên và vỉa hè, cụ thể, quy mô mặt cắt ngang có chiều rộng nền đường 23,5 m; chiều rộng mặt đường 21 m. Vận tốc thiết kế 50 km/h.
Đoạn tuyến từ Km2+099,37– Km 8+125,43 (điểm cuối tiếp giáp khu dân cư quy hoạch Nghĩa Phương) có quy mô đầu tư theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; chiều rộng nền đường 12 m; chiều rộng mặt đường 11 m; chiều rộng lề đường hai bên 1 m. Vận tốc thiết kế 80 km/h.
Đoạn tuyến từ Km 8+125,43 - Km 8+701,26 (cuối tuyến có quy mô đường đô thị với mặt cắt ngang 27 - 34,5 m, trong đó chiều rộng mặt đường 15 m, vỉa hè hai bên 6 m - 13,5 m.
Song để phù hợp với nguồn vốn hiện tại và quy mô tuyến chung của đoạn tuyến được theo chủ trương đầu tư, đầu tư hoàn thiện một phần mặt cắt ngang theo quy hoạch bao gồm chiều rộng nền đường 12 m; chiều rộng mặt đường 11 m; chiều rộng lề đường 2 x 0,5 m = 1 m.Vận tốc thiết kế 40 km/h.
Phần cầu Lục Nam có chiều dài hơn 487 m, với bề rộng cầu khoảng 16 m.
Trên tuyến có tất cả 4 nút giao bao gồm nút giao với QL 37 tại lý trình Km 0+0.00, nút giao được thiết kế dạng ngã ba có bố trí đèn tín hiệu giao thông. Bán kính các nhánh rẽ được thiết kế đảm bảo lần lượt là 30 m (nhánh 1A) và 50 m (nhánh 1B).
Nút giao Km 3+677.7 là nút giao dạng ngã ba tự điều khiển giao với đường cũ. Bán kính nhánh rẽ lần lượt là 20 m (nhánh 1C), 35 m (nhánh 1D).
Nút giao Km 4+680.06 là nút giao dạng ngã ba tự điều khiển giao với đường cũ. Bán kính nhánh rẽ lần lượt là 50 m (nhánh 1A), 30 m (nhánh 1B).
Nút giao Km 8+701.26 là nút giao dạng ngã ba tự điều khiển giao với đường 293 (cuối tuyến). Bán kính nhánh rẽ lần lượt là 55 m (nhánh 1A), 18 m (nhánh 1B).
Về tiến độ thực hiện dự án, Bắc Ninh dự kiến khởi công dự án này ngay trong năm nay và hoàn thành vào năm 2027. Tổng mức đầu tư của dự án này là 870 tỷ đồng.
Trước đó, cũng tại Bắc Giang cũ, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Yên cũng đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tư xây dựng mới từ Tỉnh lộ 295 đi Tỉnh lộ 297 (đoạn Đầm Lác, Việt Ngọc), huyện Tân Yên cũ kết nối với Hiệp Hòa cũ.
Dự án này có tổng chiều dài 7,1 km. Trong đó, tuyến số 1 có chiều dài khoảng 3,6 km. Điểm đầu Km0+00, giao cắt ĐT 295 (Km 46+080, lý trình ĐT 295); điểm cuối giao với ĐT 297 (Km2+500, lý trình ĐT 297).
Tuyến số 2 dài khoảng 3,5 km. Điểm đầu tuyến giao với tuyến 01 tại lý trình Km2+590,74; điểm cuối tuyến giao với đường ĐT 294B.
Dự kiến dự án riển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án quý I/2026 - quý IV/2027; Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng vào quý I/2028. Tổng mức đầu tư của dự án này là 282 tỷ đồng.
Quy hoạch 14:51 | 23/07/2025
Quy hoạch 15:51 | 22/07/2025
Dự án 15:02 | 21/07/2025
Dự án 07:05 | 20/07/2025
Quy hoạch 19:20 | 16/07/2025
Quy hoạch 06:30 | 16/07/2025
Dự án 14:34 | 15/07/2025
Quy hoạch 10:58 | 15/07/2025