(Ảnh: Hello Grandbaby) |
Gừng không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc quý được sử dụng rất nhiều trong y học. Gừng cung cấp dồi dào các vitamin A, C, E, B, magiê, kali, phốt pho, silic, sắt, natri, canxi, kẽm và beta-carotene.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, gừng có thành phần hóa học phức tạp chứa zingiberene, phellandrene, xeton, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan... giúp chống say tàu xe, buồn nôn và ói mửa, giúp phòng chữa cảm mạo, trị say nắng, làm mát, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu dùng gừng không đúng cách lại rất nguy hiểm.
Sau đây là một số sai lầm khi sử dụng gừng mà nhiều người hay mắc phải.
Ăn quá nhiều gừng
Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Ăn gừng mọc mầm
Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.
Ăn gừng mọc không tốt cho sức khỏe nên bạn tuyệt đối không nên ăn gừng mọc mầm. (Ảnh: mamamiza702) |
Gừng tươi bị dập nát
Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh – chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.
Ăn khi đau dạ dày
Đối với người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng sẽ được các bác sĩ khuyên không nên ăn gừng, vì trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày. Từ đó, các niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác. Theo Trung tâm Y tế Mayo Clinic (Mỹ), tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sảy thai, chảy máu khi mang thai. Và trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên ăn gừng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Người bị bệnh gan
Với bệnh nhân bị bệnh gan (cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm gan) cũng không nên dùng gừng. Vì gừng kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan và có thể dẫn đến hoại tử.
Người bị cao huyết áp
Nước gừng rất tốt đối với người có huyết áp thấp, nhưng với người huyết áp cao chỉ dùng gừng để ngâm chân chứ không nên uống vì rất nguy hiểm. Người huyết áp cao nếu uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp đang lên cao sẽ như chất kích thích làm cho huyết áp tăng dương quá ngưỡng và gây hưng phấn. Người dùng có thể bị cường huyết áp, gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến...
(Ảnh: Đẹp trường tồn) |
Khi bị say nắng, sốt cao
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt. Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Với những người có dấu hiệu sốt cao thì tuyệt đối không ăn gừng, vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Dùng gừng vào buổi tối
Nhiều người uống nước gừng để chữa bệnh mất ngủ nhưng càng uống, bệnh mất ngủ càng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân là bởi họ đã uống nước gừng vào buổi tối.
Theo các chuyên gia, vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Do vậy, ngay kể cả người bình thường, nếu uống nước gừng vào buổi tối cũng sẽ mất ngủ, chưa nói đến người mắc bệnh mất ngủ kinh niên.
Uống nước gừng vào buổi tối không những không có lợi mà còn có hại cho sức khỏe. (Ảnh: Báo mới) |
Trong thực tế gừng có thể phù hợp và kết hợp được với nhiều loại thuốc. Nhưng cũng nên cẩn trọng hơn khi dùng vì phải có khuyến cáo của bác sĩ. Điều không nên làm là kết hợp gừng với những loại thuốc giảm huyết áp, chống loạn nhịp tim và thuốc kích thích cơ tim. Vì hoạt tính của những loại thuốc này sẽ tăng lên khi có sự kết hợp với gừng và gây ra tình trạng công thuốc, quá liều.
Ngoài ra, gừng cũng không được dùng với thuốc hạ đường huyết vì gừng sẽ làm giảm lượng đường trong máu điều này đã được quy định riêng cho bệnh tiểu đường.
Để tránh ảnh hưởng đến dạ dày mà vẫn nhận được lợi ích kháng viêm từ gừng, bác sĩ Chris Kilham thuộc Hội y học cổ truyền Mỹ khuyên những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm nên ăn nhẹ trước khi sử dụng gừng hay trà gừng. Bên cạnh đó, cũng không nên uống quá nhiều trà gừng cùng một lúc. |
Chùm ngây và gừng, sự kết hợp tuyệt vời chữa nhiều bệnh nguy hiểm | |
Mẹo giảm béo bụng bằng nước gừng | |
Giảm cân nhanh với 3 cốc nước gừng mỗi ngày |