Việc sửa sang nhà cửa cuối năm không chỉ làm vệ sinh, trang hoàng cho nhà sạch đẹp đón năm mới mà còn giúp cải thiện đáng kể Trường Khí của chốn ở sau một năm biến động và tích tụ các tác nhân gây hại. Tuy vậy, cần tuân thủ phong thủy để tránh xáo trộn sinh khí tốt của ngôi nhà.
Cần xác định các điểm nào là mấu chốt khi sửa chữa, tránh gây bừa bộn và trở thành… đại tu rất mệt mỏi. Theo Dương trạch tam yếu trong phong thủy thì Môn - Táo - Chủ chính là thứ tự ưu tiên.
UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở NN-PTNT đẩy nhanh tiến độ Đề án di dời dân ra khu vực sạt lở; đồng thời ưu tiên bố trí vốn khởi công mới cho các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư di dời sạt lở vào nơi an toàn, ổn định cuộc sống cho người dân.
Khéo nhấn tại vị trí cửa và trục cầu thang, giếng trời dẫn truyền khí |
Hệ thống cửa (Môn) và các lối ra vào trong nhà là miệng dẫn khí và lối nạp khí nên cần trang hoàng, làm sạch bề mặt, khung cửa cũng như lối vào chính và không gian xung quanh. Đặt thêm chậu hoa, vòng hoa trang trí trên khung cửa, bệ cửa sổ nhằm thu hút tầm mắt và kích hoạt Sinh Khí cho nội thất.
Với những ngôi nhà sau thời gian sử dụng có phát hiện ra bị Trực Xung Đối Môn (các cửa trong nhà thẳng hàng nhau gây gió lùa, cửa trước nhìn ra miệng cống hay trụ điện…) thì có thể hóa giải bằng cách đặt bình phong chắn sau lối vào, hoặc chậu cây, gương soi đặt gần cửa...
Chỉnh trang khu bếp ngoài việc dọn vệ sinh, cần kiểm tra lại hệ thống đường ống kỹ thuật để phát hiện sửa chữa kịp thời các rò rỉ và sự cố, cũng như "lập lại trật tự" hợp lý cho không gian bếp mà quá trình sử dụng có thể biến chuyển. Không nên chất vật dụng lên nóc tủ bếp, tránh đặt nơi dọn rửa quá gần bếp nấu (Thủy khắc Hỏa).
Ánh sáng và thông thoáng trong bếp cũng cần xem lại để điều chỉnh hợp lý hơn, gắn đèn dưới tủ treo để mặt bàn bếp luôn đủ sáng. Một gian bếp sáng sủa, sạch sẽ, tươi tắn luôn đem lại Sinh khí cho toàn nhà.
Chọn đèn cho khoảng sân vườn không chỉ là việc chọn cho đủ sáng hay rực rỡ mà còn phải điều chỉnh để cây cối phối hợp với nhà cửa vừa thẩm mỹ và hợp phong thủy, giảm bớt tình trạng tối tăm, ẩm thấp, âm thịnh dương suy.
Tu sửa không phải làm mới, mà tạo ra trường khí nội thất thống nhất, tinh sạch (Ảnh: Song Nguyên) |
Thứ ba là những khu vực dành cho chủ theo thứ tự già trẻ, lớn bé. Trước hết là bàn thờ và không gian đoàn tụ gia đình, kế đến là nơi tiếp khách và sinh hoạt, rồi đến phòng ngủ của các thành viên. Việc bài trí nhà cửa khác một chút so với sinh hoạt thường ngay nhằm tương thích nhu cầu đối ngoại gia tăng vào mùa lễ hội cuối năm. Cụ thể là xem xét chỗ để xe (sân trước, tầng hầm hoặc gara) xem đã hợp lý và đủ chỗ chưa, cây cảnh nên chọn lọc và xếp gọn lại theo kiểu "tốt khoe xấu che". Dọn dẹp nên bỏ bớt những vật trang trí thừa nhất là tại khu tiếp khách sao cho gọn ghẽ, đồng bộ về phong cách nội thất.
Xét về Ngũ Hành, mùa đông cuối năm thuộc Thủy, tính Hàn - Âm nổi trội, cần các bài trí màu sắc Dương hơn, ấm áp hơn và hướng về mùa xuân thuộc hành Mộc nhiều hơn. Cụ thể là những mảng trang trí có sắc đỏ và cam hoặc nâu sẽ bổ sung yếu tố Thổ (khắc Thủy) và Hỏa cho không gian sống.
Có thể nhà theo lối phương Tây hiện đại nhưng vẫn có thể pha trộn cách bài trí Đông phương (như một vài chậu hoa cảnh đặc trưng, tranh dân gian hoặc vật chưng phong thủy). Nếu thường ngày một vài vật dụng nào đó chưa được đồng bộ thì chỉnh trang nhà cửa cuối năm chính là dịp để thống nhất hóa không gian về cùng chất liệu, màu sắc hoặc phong cách chủ đạo. KTS Hoài An |